Cần cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt trên không gian mạng

Một trong những thủ đoạn chống phá mà các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng trong tình hình mới là xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thông qua đó tấn công vào nền tảng của Đảng, của chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội Việt Nam. Thông qua internet và mạng xã hội, chúng đã tổ chức các cấp độ chiến dịch vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ khá bài bản, hoàn toàn có chủ đích. Tất nhiên những luận điệu này không thể đánh lừa được những người Việt Nam yêu nước chân chính, có chăng tự đánh lừa bản thân và một số người Việt sống ở hải ngoại không có thông tin đầy đủ về đất nước. Cần chú ý, các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng thường biểu hiện ở những khía cạnh: 1-Xuyên tạc đời tư cá nhân, “nghe hơi nồi chõ”, dựng chuyện để hùa theo, tung tin bậy bạ, quy kết, bịa đặt những luận điệu rẻ tiền như “các lãnh tụ đều có nhiều vợ, con”, “có nhiều người tình” cả ở trong và ngoài nước; thậm chí chúng còn dựng ra câu chuyện “Nguyễn Ái Quốc thật đã chết tại Trung Quốc và con người bằng xương, bằng thịt được cả dân tộc tôn vinh là một người Đài Loan- Trung Quốc” (?). Rằng “Hồ Chí Minh cũng chỉ là một người tầm thường, bản năng và sống xa hoa hưởng lạc” (?) chứ không hề thanh bạch như “cộng sản tuyên truyền”. Trong đám này nổi bật là những kẻ như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Đĩnh… 2-Xuyên tạc mối quan hệ giữa các lãnh tụ trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bằng những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn như “mâu thuẫn Duẩn- Giáp”, “Lê Duẩn vô hiệu hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh (giọng điệu của Huy Đức). 3-Xuyên tạc và phủ nhận công lao và sự nghiệp cách mạng của các lãnh tụ. chúng rêu rao rằng con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam là sự chọn lựa sai lầm của những người lãnh đạo, đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khiến gây ra chiến tranh, nghèo đói, “huynh đệ tương tàn, Bắc Nam chia rẽ” (giọng điệu của Bùi Tín, Việt Trường, Gia Kiểng…). 4-Thần thánh hóa, tung hô các lãnh tụ tiền bối nhằm đối lập với cán bộ đảng viên hiện nay. Đây là một dạng luận điệu không kém phần thâm độc, bởi chúng lập lờ đánh lận, muốn quy hiện tượng thành bản chất cho rằng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước tha hóa, biến chất và vi phạm”, là cái “tất yếu và phổ biến” của một đảng duy nhất cầm quyền đã lâu…

Thực chất những luận điệu nêu trên không chỉ nhằm hạ thấp thanh danh, uy tín lãnh tụ của Đảng, lãnh đạo cao cấp của Đảng qua các thời kỳ mà qua đó âm mưu sâu xa, nham hiểm của chúng là từ chỗ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với các lãnh tụ, lãnh đạo dẫn đến nghi ngờ, dao động rồi mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ.

Lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc Việt Nam vững mạnh như ngày hôm nay là có sự cống hiến, đóng góp vô cùng to lớn của các bậc tiền bối cách mạng của Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, như các nhà lãnh đạo xuất sắc: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh… và ngày nay là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng- một con người khiêm nhường, giản dị nhưng vô cùng kiên định, kiên quyết và hết sức sâu sắc đã và đang lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta diệt trừ nạn tham nhũng để xây dựng đất nước, nâng tầm vị thế quốc gia. Nhưng cũng vì thế không có gì khó hiểu khi chính các vị lãnh tụ, lãnh đạo này lại là cái đích ngắm cho những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của những thế lực thù địch, những kẻ bất mãn, cơ hội. Chẳng hạn ngày 21/9/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần thì từ ngày 21/9 đến 27/9/2018 trên mạng xã hội đã có 30.040 bài viết, 174.921 bài bình luận, 198.384 lượt chia sẻ và hàng triệu lượt like với nhiều thông tin, hình ảnh xuyên tạc ác ý nhằm nói xấu chế độ và nói xấu lãnh tụ (theo Tướng Nguyễn Hoàng Minh, đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội vào sáng 27/10/2018).

Gần đây, hai kẻ có tên Lê Quang Ngọ và Lê Quý Trọng lại có bài viết “Một màn kịch vụng về” đăng trên mạng xã hội nhân việc Bộ Công an tổ chức cuộc họp bàn tổ chức sản xuất phim về cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và sản xuất phim tài liệu điện ảnh hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống Công an nhân dân. Hai thành phần này cho rằng : “Kịch bản cuộc họp được dàn dựng rất chuyên nghiệp, nhưng có một điều khiến dư luận phải để tâm là người chủ trì cuộc họp này lại là Trần Quốc Tỏ, em ruột Trần Đại Quang, hiện là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Như vậy sự khách quan của cuộc họp này không còn nữa mà ẩn chứa đằng sau đó có thể có những tính toán kỹ lưỡng của bộ này nhằm làm cho hình ảnh lực lượng “Còn đảng còn mình” trở nên đẹp đẽ hơn trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế”.

Nực cười thật với hai kẻ não trạng, lố bịch này. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương kiêm Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Hội đồng khen thưởng Trung ương thì chủ trì một cuộc họp hết sức bình thường của Bộ Công an, vậy tại sao Lê Quang Ngọ và Lê Quý Trọng có thể đặt vấn đề “sự khách quan của cuộc họp này không còn nữa”?

Hai kẻ não trạng này đã cố tình xuyên tạc để bôi đen sự thật mà thôi. Thực tế đã rõ rang rằng, việc xây dựng hình ảnh lực lượng Công an trở nên đẹp đẽ hơn trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế thì đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng Thượng tướng Trần Quốc Tỏ mà còn là của mọi chiến sĩ, sĩ quan toàn ngành và cũng là mong muốn của mọi người dân Việt Nam. Dù đã thừa nhận: “So với những bộ trưởng tiền nhiệm thì quả thực Trần Đại Quang là người có tuổi đời trong ngành lâu năm nhất và cũng là niềm tự hào cho các thành viên của bộ này khi thủ trưởng của họ trở thành nguyên thủ quốc gia”. Nhưng hai kẻ có dấu hiệu không bình thường này vẫn cho rằng: “Ở đây không thể loại trừ khả năng Trần Quang Tỏ một công đôi việc, dùng ảnh hưởng của mình để lobby cho việc đánh bóng hình ảnh của anh mình”. Không thể hiểu nổi những cái lưỡi không xương của hai kẻ này.

Chưa hết hai kẻ này còn cho rằng: “Là Bộ trưởng Bộ Công an trong thời gian 5 năm (2011 – 2016) nhưng Trần Đại Quang “để lại một di sản nặng nề, là Bộ Công an, với một cuộc cải cách hay là ‘thay máu toàn diện’. Từ 12 Tổng cục giải thể hết, chỉ còn lại các Cục, rõ ràng là hàng loạt tướng lĩnh, rồi sĩ quan cấp tá, cấp này kia ra đi phải được bố trí trở lại. Việc sắp xếp bộ máy khổng lồ như thế, rồi phong tướng, phong quan hàng loạt như thế, thì bây giờ việc bố trí như thế nào?”.

Không hiểu biết, đừng bàn láo phán bậy nhé. Trước hết việc bỏ cấp Tổng cục ở Bộ Công an là chủ trương của Đảng, Nhà nước, quyết định của Quốc hội, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nên không thể gọi là “di sản” của Bộ trưởng. Hơn nữa, theo người kế nhiệm là Bộ trưởng Tô Lâm thì cấp Tổng cục là “hình thức, cồng kềnh và phức tạp” và “việc sắp xếp lại bộ máy bộ Công an đã tiết kiệm 1000 tỷ đồng”. Việc Bộ Công an bỏ cấp Tổng cục được Thủ tướng, lãnh đạo, chuyên gia ngành tổ chức ghi nhận “là ngọn cờ đầu, một cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong năm 2018” mà không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân. Thế mới biết, ở đời có nhiều vị luôn khoác trên mình những tấm áo nhà này, nhà nọ mà chuyên cắn càn, sủa bậy.

Vẫn là mô típ cũ, những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của đội ngũ cán bộ nói chung, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói riêng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nguy hiểm và sâu xa hơn, điều mà những kẻ chống phá muốn nhắm đến là tung hỏa mù, gây nghi ngờ, hoang mang trong nhân dân, làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng, nhà nước. Mọi người hãy nâng cao cảnh giác với đám người này, điển hình là Lê Quang Ngọ và Lê Quý Trọng!

HSV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.