Khi các “chuyên gia quốc tế” lại cố tình không hiểu luật pháp quốc tế!

Ngày 31/10, trên trang mạng của nhà đài RFI đăng tải bài viết “Chuyên gia nhân quyền LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang” trong đó có các nội dung như: “các chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm 29/10/2021 đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho bà Phạm Đoan Trang, nhà tranh đấu nhân quyền, đang phải đối mặt với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” với án tù lên đến 12 năm”; và Phạm Đoan Trang là “nạn nhân mới nhất của việc chính quyền sử dụng các cáo buộc mơ hồ về tội tuyên truyền chống Nhà nước, để bắt bớ các nhà văn, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền, hình sự hóa việc thực hiện quyền tự do phát biểu ý kiến ​​và chia sẻ thông tin của họ””… Thật là luận điệu nực cười của những kẻ mang danh là “chuyên gia quốc tế” song lại cố tình lờ đi các điều luật, công ước, thông lệ quốc tế để hành động như những kẻ “ngồi xổm trên pháp luật”! Tại sao lại nói như vậy?

Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) cũng quy định rất cụ thể rằng: 1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận… 3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, theo luật pháp và nguyên tắc quốc tế, nhân quyền nói chung và quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng không phải là vô hạn, mà trong các trường hợp cụ thể phải được chế định bởi luật pháp của từng quốc gia.

Về trường hợp Phạm Đoan Trang, núp dưới danh nghĩa “phản biện xã hội”, “nhà tranh đấu nhân quyền, cô ta đã móc nối với nhiều đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động chống phá. Phạm Đoan Trang đã soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu có nội dung sai sự thật về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, phát tán nhiều tài liệu, sách có nội dung độc hại, kích động chống đối như “Cẩm nang nuôi tù”, “Chính trị bình dân”…; đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động biểu tình, bạo loạn chống đối Nhà nước như “đòi trả tự do cho Cấn Thị Thêu”, “xuống đường vì môi trường”, “yêu cây”… Cùng với đó, Phạm Đoan Trang còn thường xuyên trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình đất nước cho một số trang mạng chống phá nước ngoài như BBC News Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFA… Hành vi của Phạm Đoan Trang là vi phạm pháp luật Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, núp dưới danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” để chống lại Tổ quốc, đồng bào mình. Ở Việt Nam, người dân có nghĩa vụ tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Khi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý, Phạm Đoan Trang cũng không ngoại lệ.

Khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Điều này có nghĩa là không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào được quyền can thiệp vào công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của quốc gia độc lập khác xuất phát từ chủ quyền của mình. Việt Nam là Nhà nước pháp quyền độc lập, không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài lãnh thổ vào những công việc thuộc nội bộ của Việt Nam. Việc các “chuyên gia nhân quyền LHQ” ra sức bao che, dung túng cho Phạm Đoan Trang thực hiện các hành vi sai trái và cố tình lươn lẹo, lập lờ đánh lận con đen khi cho rằng Việt Nam “bắt bớ các nhà văn, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền”, đàn áp “nhà tranh đấu nhân quyền” và gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, đòi Việt Nam phải thả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho đối tượng phạm pháp đó là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, cần phải bị lên án mạnh mẽ!

Quỳnh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.