VOA TIẾNG VIỆT LẠI VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN QUA VIỆC XÉT XỬ ĐỐI TƯỢNG PHAN TẤT THÀNH

Ngày 8/5 vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Tất Thành (38 tuổi, lao động tự do tại Thành phố Hồ Chí Minh) 8 năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Lợi dụng sự việc này, ngày 14/5, trang VOA tiếng Việt đã tung ra bài viết “Mỹ quan ngại về bản án đối với nhà hoạt động Phan Tất Thành” có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta.

Trong bài viết, chúng gọi đối tượng Phan Tất Thành là “Nhà hoạt động” và xuyên tạc rằng: lực lượng chức năng Việt Nam đã “bắt giữ kinh hoàng” đối với Thành và gia đình Thành bị đánh đập dã man. Không dừng lại ở đó, chúng còn bịa đặt: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ sự quan ngại về bản án 8 năm tù đối nhà hoạt động Phan Tất Thành, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do phát biểu trên mạng xã hội”. Dễ nhận thấy, đây là luận điệu dối trá mà chúng bịa đặt ra để làm công cụ để vu cáo, xuyên tạc nền tư pháp Việt Nam. Mục đích sâu xa của chúng là lợi dụng vụ việc để tung ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu và tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Chúng ta đều biết rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc và giá trị đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Vì thế, tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người là việc làm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Ngay sau khi Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc (năm 1977), vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc. Tính đến nay (2022), Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản.

Cùng với việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người, khi dành trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Trong những năm qua Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của quá trình phát triển; luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này đã được thể hiện qua những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới trong phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, nâng cao mọi mặt đời sống người dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam luôn bảo đảm sự tham gia, đóng góp của người dân, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và các bên liên quan trong quá trình này. Quyền làm chủ của Nhân dân được coi trọng, ngày càng đi vào thực chất, nhất là dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Vai trò của Nhân dân trong tham gia, quyết định chính sách liên quan đến cuộc sống, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước được phát huy; quyền con người, quyền công dân được đề cao. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chú trọng tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, bức xúc của Nhân dân…

Qua phân tích như trên cho thấy, bài viết “Mỹ quan ngại về bản án đối với nhà hoạt động Phan Tất Thành” do VOA tiếng Việt đăng tải là hoàn toàn sai sự thật, nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

(ĐP)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *