CẦN KIÊN QUYẾT BÁC BỎ CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA

Vừa qua, trên trang mạng Tiếng Dân news đã tán phát bài viết: “Pháp luật nghiêm minh khác với cai trị hà khắc”. Nội dung bài viết đã đưa ra nhận định rằng, pháp luật của nước ta là hà khắc vì quy định phạt lái xe có cồn trong máu ở mức hơn 0% và mức phạt thì nặng hơn nhiều so với các nước khác. Đây là giọng điệu quy chụp, cố tình xuyên tạc chính sách, pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông của Việt Nam.

Như đã biết, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 01/01/2020, quy định mức xử phạt cao hơn trước rất nhiều đối với các hành vi vi phạm giao thông. Thực chất, luật này không hề khắt khe, bởi những người đã uống rượu bia khi tham gia giao thông tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Theo điều tra xã hội học, uống một lon bia có nguy cơ gây tai nạn cao gấp 3 lần so với không uống lon bia nào. Việc quy định như vậy là vì lợi ích, sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông, của Nhân dân.

Hiện nay, những hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông được xử lý quyết liệt, không có vùng cấm, ngoại lệ trong việc kiểm soát nồng độ cồn, xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Việc xử lý quyết liệt nồng độ cồn được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ và nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Cùng với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đồng thời là “thanh bảo kiếm” xử lý các “ma men” trên đường. Hai văn bản pháp lý này có hiệu lực và đi vào thực thi đã đem lại hiệu quả rõ ràng, thiết thực.

Chúng ta biết rằng, tai nạn giao thông đường bộ hiện nay là vấn đề nóng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính phủ các nước buộc phải đưa ra các chế tài xử phạt vi phạm giao thông mạnh tay để hạn chế trình trạng vi phạm, nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tại Đức, người phạm lỗi uống rượu khi lái xe ô tô không những bị phạt nặng về tiền mà còn bị thu bằng từ 1 tháng tới 5 năm, thậm chí vĩnh viễn với các trường hợp nghiêm trọng. Trong trường hợp có dấu hiệu gây nguy hiểm, dù nồng độ cồn chỉ từ mức 0,3/1000, người vi phạm cũng bị phạt tiền, thu bằng lái và nhận 3 điểm lỗi cùng các hình thức phạt khác. Tại Anh, người vi phạm hoặc chỉ cần tìm cách lái xe khi nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị phạt tiền tới 5.000 bảng (hơn 150 triệu đồng), treo bằng lái ít nhất 1 năm và ngồi tù tới 6 tháng. Các trường hợp gây tai nạn chết người chịu mức phạt cao hơn, gồm phạt tiền không giới hạn, cấm lái xe trong ít nhất 2 năm và tối đa 14 năm tù. Tại Hàn Quốc, trường hợp lái xe có nồng độ cồn trong máu trên 0,03% sẽ bị treo hoặc hủy bằng lái nếu nồng độ cồn trên 0,08%. Mức phạt cao nhất với các trường hợp lái xe uống rượu bia gây tai nạn là tù chung thân…

Như vậy, mức phạt lái xe có nồng độ cồn trong máu tại Việt Nam không phải là mức quá cao so với các nước, thật chất đây chỉ là âm mưu chống phá chính sách, pháp luật của Việt Nam mà thôi. Mọi người cần tỉnh táo và cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, đập tan những âm mưu, thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt của các thế lực thù địch.

(TIỀU PHU)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *