CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LẠI “NGỨA NGHỀ” XUYÊN TẠC NGHỊ ĐỊNH 126/2024/NĐ-CP

Đến hẹn lại lên, mỗi nước ta ban hành một chính sách mới thì các thế lực thù địch, phản động, phản động, cơ hội chính trị lại nhảy vào xuyên tạc, chống phá. Chẳng hạn gần đây, khi Nghị định 126/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa được ban hành, thì gần như ngay lập tức trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube và các trang báo mạng ở hải ngoại như BBC News Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt… đã đăng tải, lan truyền hàng loạt thông tin xuyên tạc như: “Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội”; “Nghị định trên trao quyền cho cơ quan hành pháp tùy nghi diễn giải và ra quyết định về bất cứ hội nào”…

Cần khẳng định rằng, những luận điệu trên hoàn toàn là suy diễn, không có căn cứ, không ngoài mục đích việc vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và kích động, thúc đẩy “cách mạng màu”. Rõ ràng, việc ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Bởi vì các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luôn tuân thủ quy trình lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách. Chính phủ đã quy định về nội dung này tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP, ngày 31/12/2020 và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP, ngày 25/5/2024). Do vậy, không có việc văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành dựa trên ý chí chủ quan của các cá nhân, tổ chức.

Chúng ta biết rằng, sau một thời gian thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do vậy, việc ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, ngày 08/10/2024 là đòi hỏi tất yếu, khách quan, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ về cả nội dung và hình thức. Nghị định số 126/2024/NĐ-CP được ban hành có những điểm mới với các quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện thành lập, cơ sở dữ liệu về hội, thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội, chức trách, nhiệm vụ của Ban Chấp hành, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của hội… trách nhiệm quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành, UBND địa phương liên quan nhằm đảm bảo các hội được thành lập, quản lý một cách có bài bản, hệ thống, chuẩn hóa theo quy định, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của xã hội và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng.

Từ phân tích trên, cho thấy các luận điệu xuyên tạc về Nghị định số 126/2024/NĐ-CP cần phải được đấu tranh, bác bỏ, góp phần bảo vệ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gia tăng niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.

(CL)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *