KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU SAI SỰ THẬT VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TỪ RFA

Vừa qua, trang mạng của Đài Á Châu tự do (RFA) đã đăng tải bài viết “Liên minh châu Âu nêu vi phạm nhân quyền của Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc”, trong đó đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bài viết đã trích dẫn phát biểu của Đại sứ EU tại Liên hiệp quốc cho rằng Việt Nam đang vi phạm quyền của các nhà bảo vệ nhân quyền, quyền lao động và các chuyên gia về môi trường, khí hậu, qua đó ảnh hưởng đến tự do ngôn luận, quyền hội họp và quyền lập hội. Đại sứ EU cũng kêu gọi Việt Nam bỏ án tử hình và xem xét thông qua Công ước 87 của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) về quyền tự do lập hội.

Những thông tin trên đây của RFA không phản ánh đúng tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Trái ngược với những gì mà nhà đài này nêu ra, từ khi bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành vào năm 1946, Việt Nam đã liên tục sửa đổi và hoàn thiện các quy định về quyền con người. Các bản hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013) đã mở rộng và đảm bảo đầy đủ hơn các quyền con người. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ quyền con người, bảo vệ quyền lợi của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng giới tính, quyền được bầu cử và ứng cử, quyền lập hội, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được giáo dục… Các quy định trong Hiến pháp 2013 đã được thể Nhà nước ta chế hóa thành các quy định của pháp luật và thực thi. Việt Nam đã nhận được sự đánh giá tích cực từ Liên hợp quốc về vấn đề này.

Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có các công ước chủ chốt và hiện đang nghiên cứu để tham gia Công ước 87 của ILO về quyền tự do lập hội. Các hệ thống pháp lý liên quan đến quyền con người tại Việt Nam cũng đã được hoàn thiện qua các bộ luật quan trọng như: Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo vệ Môi trường 2020, và Luật Đất đai 2024, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân và thúc đẩy chất lượng cuộc sống. Về việc các cá nhân như Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Phạm Đoan Trang… bị các cơ quan chấp pháp của Việt Nam xử lý là do họ đã vi phạm pháp luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định trong Công ước Quốc tế về Quyền con người mà Liên hợp quốc thông qua.

Những nhận xét, đánh giá của các tổ chức nhân quyền quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã phản ánh không đúng thực tế và thiếu cơ sở pháp lý. RFA đã lợi dụng những quan điểm này để xuyên tạc sự thật, kích động tư tưởng chống đối và gây mất ổn định xã hội. Để đấu tranh hiệu quả với những hành động này, mọi người cần nhận diện đúng đắn, có những biện pháp đấu tranh phù hợp để bảo vệ sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia.

(Tiều Phu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *