CÁI “LOA RÈ” RFA LẠI NGỨA NGHỀ XUYÊN TẠC BÀI VIẾT “CHỐNG LÃNG PHÍ” CỦA TỔNG BÍ THƯ
Mới đây, trên trang mạng của Đài Á Châu Tự do (RFA) đã tán phát bài viết “Chống lãng phí theo cách của ông Tô Lâm có hiệu quả?” với nội dung xuyên tạc thông điệp trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “chống lãng phí”. Chúng cho rằng “Chống lãng phí theo cách của ông Tô Lâm sẽ không thực hiện được nếu không thay đổi thể chế chính trị”; “Muốn chống lãng phí thì cần phải giải quyết phần gốc của vấn đề”; “Nếu vẫn độc quyền lãnh đạo của Đảng, thì rất khó chống lãng phí”;… Đây hoàn toàn là những nhận định thiếu cơ sở nhằm chống phá công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.
Chúng ta biết rằng, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thoái hoá, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở tất cả các quốc gia, do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra. Những hiện tượng xấu này không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo. Có nghĩa là ở bất cứ nơi nào có quyền lực và quyền lực chính trị mà bị tha hóa, lạm dụng thì nơi ấy sinh ra tham nhũng, lãng phí.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, bên cạnh những thành tựu phát triển đã đạt được, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những khó khăn, thách thức đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển đó là bệnh lãng phí. Hiện nay bệnh lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng về chống lãng phí. Bài viết đã thống nhất nhận thức trong toàn Đảng với quan điểm coi chống lãng phí là chống “giặc nội xâm”, đặt chống lãng phí ngang với chống tham nhũng. Tổng Bí thư đã đề ra những giải pháp căn bản và cấp thiết trong chống lãng phí. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực công tác, mỗi địa phương cần tiếp tục cụ thể hóa để có giải pháp thích hợp và thực hiện có hiệu quả.
Với tầm nhìn chiến lược, dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng, các nhà nghiên cứu, giới báo chí, truyền thông. Tổng Bí thư Tô Lâm đã phân tích sâu sắc, ý nghĩa quan trọng của việc phòng, chống lãng phí đối với công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Không chỉ phản ánh quan điểm của một lãnh đạo cấp cao mà còn thể hiện sự thẳng thắn, chỉ ra những vấn đề tồn tại và nguy cơ tác động nghiêm trọng của việc lãng phí, gây suy giảm các nguồn lực, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Lãng phí không chỉ làm suy yếu sự phát triển của một quốc gia mà còn là sự bất công với các thế hệ tương lai. Thay đổi nhận thức và hành động ngay từ bây giờ sẽ giúp chúng ta xây dựng một nền tảng bền vững hơn cho các thế hệ mai sau… Theo đó, bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm chính là thông điệp mạnh mẽ thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên cần triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để việc chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên; trở thành văn hóa ứng xử trong thời đại mới, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh chóng, vươn lên mạnh mẽ.
Từ những phân tích trên cho thấy, mọi luận điệu xuyên tạc chống phá thông điệp “chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm là đi ngược lại lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc Việt Nam. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc rác rưởi của RFA.
(CHÍNH TRỰC)