Ấn tượng kinh tế Việt Nam

Theo các số liệu mới nhất, năm 2019 có thể coi là năm bứt phá của nền kinh tế nước nhà. 12/12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra. Về tăng trưởng kinh tế, GDP của Việt Nam đạt 7,02%, vượt mục tiêu đề ra 6,8%. Tăng trưởng của Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp 2,79%, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua.

Ấn tượng kinh tế Việt Nam

Cụ thể, quy mô xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, xuất siêu trên 9,9 tỷ USD, đây là năm thứ tư liên tiếp xuất siêu. Vốn FDI thực hiện đạt trên 20 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Số doanh nghiệp thành lập mới cũng đạt mức kỷ lục, trên 138.000 doanh nghiệp. Khách du lịch quốc tế đạt trên 18 triệu lượt khách.

Tại sao nói đây là những con số quá ấn tượng, không thể tưởng tượng như lời của Thủ tướng là bởi, nếu quy mô nền kinh tế năm 2018 đạt 250 tỷ USD đã được coi là thành tích vì nó lớn gấp 9,3 lần so với thời kỳ bắt đầu đổi mới năm 1986, thì năm nay con số này tiếp tục tăng lên đạt 266 tỷ USD. Nếu năm 2016 tăng trưởng đạt 6,21% đã là thành tích thì đến năm 2019 đạt 7,02%. Kinh tế tăng trưởng giúp nợ công giảm xuống. Cụ thể, năm 2018 nợ công là 58,4 % GDP thì đến nay giảm xuống còn 56,1%. Tương tự, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài so với năm trước cũng đều giảm. Đặc biệt quan trọng là 12 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều hoàn thành và vượt. Năm 2019, Việt Nam duy trì được tăng trưởng nhanh, duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới 3%, cán cân ngân sách thặng dư, tỷ giá ổn định, nợ công giảm còn 56% GDP, thu ngân sách vượt 8% Quốc hội giao, thặng dư gần 10 tỷ USD xuất khẩu, dự trữ ngoại hối 18 tỷ USD. “Những con số gần như 10 năm trước chúng ta không thể tưởng tượng được” như lời của Thủ tướng.

Thành tích tăng trưởng của kinh tế Việt Nam luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng bền vững theo công thức 3 trong 1 của sự phát triển là kinh tế – xã hội và môi trường. Nhờ những thành tích đặc biệt ấn tượng như vậy đã tạo được niềm tin của xã hội, của người dân và doanh nghiệp.

Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới, chúng ta không thể chủ quan, “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời tập trung tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể về thể chế để khai thông, giải phóng tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá trong các ngành, lĩnh vực.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bởi nếu mục tiêu hướng tới của cải cách là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thì phát triển thị trường các nhân tố của sản xuất chính là trọng tâm trong cải cách.

Với lĩnh vực quản lý vốn, kinh nghiệm cho thấy không có gì hơn là là động lực thị trường và lợi ích chính đáng của những người có liên quan. Sẽ rất khó có hiệu quả nếu quản lý các doanh nghiệp này theo lối hành chính gò bó.

Với khối kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để bảo đảm môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân song chỉ số giải quyết phá sản doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp hợp đồng của Việt Nam hầu như không có cải thiện, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Vì vậy, muốn có thị trường hiện đại, đầy đủ, muốn người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài thì họ phải tin rằng họ sẽ có công cụ để phân xử, bảo vệ hiệu quả một khi xảy ra tranh chấp, khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm.

Có thể thấy, nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ, cả nước đã nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển, giải quyết kịp thời nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Nhờ vậy thế và lực của nền kinh tế đã khác trước, nhưng “thuyền to sóng lớn”, khiến xuất hiện thêm nhiều vấn đề nóng bỏng cần giải quyết.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần quyết tâm hành động, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nói đi đôi với làm và quyết liệt hơn, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, tiếp tục đổi mới, sáng tạo không ngừng để giải quyết các vấn đề đặt ra trên tinh thần “việc hôm nay chớ để ngày mai”, những sai phạm trong quá khứ cần tiếp tục được xử lý quyết liệt nhưng việc đến tay thì phải làm để thúc đẩy phát triển. Chỉ có như vậy, chúng ta mới giải quyết được thỏa đáng, kịp thời các vấn đề phát sinh hằng ngày hằng giờ trong cuộc sống, đồng thời bảo đảm các định hướng lớn phù hợp để kinh tế – xã hội của đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Nếu năm 2016 tăng trưởng đạt 6,21% đã là thành tích thì đến năm 2019 đạt 7,02%. Kinh tế tăng trưởng giúp nợ công giảm xuống. Cụ thể, năm 2018 nợ công là 58,4 % GDP thì đến nay giảm xuống còn 56,1%. Tương tự, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài so với năm trước cũng đều giảm. Đặc biệt quan trọng là 12 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều hoàn thành và vượt. Năm 2019, Việt Nam duy trì được tăng trưởng nhanh, duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới 3%, cán cân ngân sách thặng dư, tỷ giá ổn định, nợ công giảm còn 56% GDP, thu ngân sách vượt 8% Quốc hội giao, thặng dư gần 10 tỷ USD xuất khẩu, dự trữ ngoại hối 18 tỷ USD. 

DAIDOANKET.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.