Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc!

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch, nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Tuy nhiên, thực tiễn đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận, xuyên tạc!

Thực tiễn lịch sử cho thấy, quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan. Trải qua gần 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại lãnh đạo, dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc đầu tiên làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công ở một nước thuộc địa và lệ thuộc; là một trong những dân tộc đầu tiên đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-La tinh. Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân còn thiếu thốn, tháng 12/1986, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước. Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước với cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm; vị thế và uy tín đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại, cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới). Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương – PPP) đạt khoảng 11.040 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (năm 2021). Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…

Tuy vậy, các thế lực thù địch, phản động với quyết tâm chống phá đến cùng đã cố tình lảng tránh sự thật lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thực tế dân chủ trong Đảng và cơ chế phát huy sức mạnh dân chủ toàn xã hội của Đảng, xuyên tạc độc đảng là độc tài, là thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu động lực phát triển đất nước, cổ súy đa nguyên, đa đảng… Cùng với đó, chúng cường điệu một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là quy chụp một số hiện tượng đơn lẻ thành phổ biến, tất yếu của chế độ một đảng lãnh đạo, rồi quy kết vào cái gọi là “lỗi hệ thống” – ám chỉ hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo… Hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo nhận diện và đấu tranh đến cùng với các luận điệu xuyên tạc này!

 Hòa Xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.