CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU!

Dân gian ta có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, đó chính là lời nhắc nhở chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng vội đánh giá người khác thông qua hình thức bề ngoài. Câu thành ngữ này có lẽ đúng với Thích Tuệ Sỹ, người khoác lên người bộ áo nâu giản dị đã chắc gì là một thầy tu “chính hiệu”? Mấy ngày nay trước sự ra đi của Thích Tuệ Sỹ, đám dân chủ như Việt Tân, rfa hay Chân trời mới lại tỏ ra tiếc thương, bấn loạn điên cuồng bày tỏ nỗi niềm xót xa. Nhưng liệu sự “đau thương” ấy có giành cho Thích Tuệ Sỹ mang danh thầy tu sống tốt đời đẹp đạo hay không, hay đó chính là “tù nhân lương tâm” núp bóng áo thầy tu?

Từng là giáo sư đại học, người truyền cảm hứng học tập và phấn đấu cho biết bao người, đáng lẽ ra Thích Tuệ Sỹ phải nhận ra trách nhiệm và bổn phận của người tu hành là phải luôn sống không chỉ tốt đời mà còn đẹp đạo, Thích Tuệ Sĩ lại chọn con đường trái ngược hẳn với chân lí Phật dạy. Thích Tuệ Sĩ đã hai lần đi tù về hoạt động chống chính quyền của mình, trong đó có lần bị tuyên án tử hình. Sau này do chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam mà Thích Tuệ Sĩ được ra tù. Không những khôn ăn ăn hối cải, nhận ra sai lầm của mình, Thích Tuệ Sĩ sau khi ra tù lại càng chống phá quyết liệt hơn, trở thành thành viên chủ chốt của Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Hội đồng liên tôn Việt Nam chưa bao giờ được các tôn giáo chính thống công nhận, bởi bản chất của tổ chức này là một hội nhóm có tính chất tập hợp số cực hữu, cực đoan trong tôn giáo để đối trọng lại chính quyền.

Chính bản chất chống đối quyết liệt của mình mà Thích Tuệ Sĩ đã nằm trong tầm ngắm của các tổ chức phản động núo bóng chiêu bài dân chủ nhân quyền. Các đối tượng phản động đã khoác lên Thích Tuệ Sĩ chiếc áo của “người tù lương tâm” từ đó mà tẩy trắng các hành vi chống chính quyền của Thích Tuệ Sĩ, rao giảng những câu chuyện về trình độ, phẩm chất của Thích Tuệ Sĩ nhưng bản chất là tuyên truyền, kích động nhân dân hướng lái dư luận theo hướng ủng hộ những việc làm của Thích Tuệ Sĩ. Trong cuộc đời của Thích Tuệ Sĩ, không thể phủ nhận những đóng góp làm “tốt đời đẹp đạo của” Tuệ Sĩ, nhưng cũng không thể phủi bay những hành vi chống đối của đối tượng này như các báo đài phản động đang tích cực “tẩy trắng”.

Các đối tượng lựa chọn các nhân tố tích cực, hoạt động cực đoan, manh động xây dựng “ngọn cờ” nhằm tập hợp các phần tử chống đối, số chức sắc bất mãn trong các tôn giáo thành lập tổ các hội nhóm bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo. Đây là âm mưu thâm độc cần nhận diện sớm, những cá nhân như Thích Tuệ Sĩ cần được lên án để tránh bị các đối tượng xấu kích động, phá hoại chính sách tôn giáo của Nhà nước ta.

(Nguyễn Anh/Fp: Việt Nam Trong Tim Tôi)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.