DI SẢN VĨ ĐẠI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỂ LẠI CHO ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN LOẠI LÀ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về với “thế giới người hiền” hơn nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của người mãi mãi trường tồn với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ; di sản mà Người đã để lại là tài sản tinh thần to lớn của Đảng ta và Nhân dân ta, tiếp tục đồng hành, soi đường cho Nhân dân Việt Nam vững bước trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì điều này mà các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá di dản của Người.

Thủ đoạn của chúng là đội lốt “phản biện xã hội”, “nhà nghiên cứu lý luận” để đưa ra các nhận định sai lệch về di sản Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải nhà tư tưởng để hạ thấp di sản của Người. Một số đối tượng chống phá lại giả vờ “tôn vinh”, “tuyệt đối hóa” di sản văn hóa Hồ Chí Minh bằng cách so sánh, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin và cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, hiện chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là có giá trị. Từ đó, đòi tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin…

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn cố tình cắt xén những câu nói, phát biểu, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra khỏi bối cảnh lịch sử để làm sai lệch tư tưởng của Người. Chúng đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận sự cần thiết, tính hiệu quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đưa ra yêu sách vô lý đòi từ bỏ việc bảo tồn di tích, bảo tàng có liên quan đến Người. Ngoài ra, chúng còn sử dụng chiêu bài “thao túng tâm lý”; tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ về Người nhằm gây hoang mang, dao động, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; tìm cách triệt tiêu động lực, khí thế, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn xã hội trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, dù các thế lực thù địch, phản động có điên cuồng chống phá đến đâu đi nữa thì cũng không thể phủ nhận giá trị to lớn, sức sống trường tồn của di sản Hồ Chí Minh đối với Nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Điều đó càng được khẳng định qua các nhận xét, đánh giá của các chính khách, nhà bình luận quốc tế như: Chủ tịch Fidel Castro – lãnh tụ vĩ đại của đất nước Cuba đã từng viết: “Vinh quang đời đời thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh – tấm gương lớn nhất của người cách mạng vĩ đại ngày càng được khâm phục, ngưỡng mộ và luôn luôn được mến yêu không chỉ bởi Nhân dân Việt Nam mà còn bởi tất cả các dân tộc khác trên thế giới”; ông Miyamoto Kengi, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nhật Bản đã nhận định: “Đồng chí Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ lỗi lạc của nhân dân Việt Nam mà còn là một chiến sĩ lỗi lạc, một nhà hoạt động tài năng của phong trào cộng sản quốc tế”; Tiến sĩ M. Atmet, nguyên Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khẳng định: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó”…

Để ghi nhận tư tưởng, đạo đức, phong cách và cuộc đời cách mạng vĩ đại, vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 11/1987, UNESCO đã tôn vinh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc”, là “Nhà văn hoá kiệt xuất”. Đây là sự kiện hết sức ý nghĩa, thể hiện sự trân trọng, đánh giá khách quan của nhân loại tiến bộ đối với di sản Hồ Chí Minh; qua đó càng thấy rõ hơn tầm vóc, giá trị di sản của Người, do đó, mọi quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn lạc lõng, vô nghĩa.

(NA.PB)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *