NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CỦA VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Gần đây, trên các trang mạng của các tổ chức thù địch với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam ở nước ngoài đã tán phát cái gọi là “Tuyên cáo về tình hình Việt Nam năm 2023” với nội dung xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu phát triển đất nước của Việt Nam, chúng cho rằng Việt Nam hiện nay “văn hóa suy đồi, kinh tế lụn bại, xã hội đầy bất công”. Đây đúng là luận điệu của những kẻ xấu, ghen ăn, tức ở, thậm chí vô tri, kém hiểu biết về tình hình đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng ta biết rằng, Việt Nam có xuất phát điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô 14 tỷ USD (năm 1985), nhưng đến cuối năm 2023 là 1 quốc gia có giá trị thương hiệu đạt 431 tỷ USD, xếp thứ hạng 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia (Năm 2020 là 0,704, xếp thứ 110/189). Năm 2022, cả nước có gần 29,8 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng… Đặc biệt, trong phòng, chống đại dịch Covid-19, truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta và tính ưu việt của chế độ ta lại được phát huy lên một tầm cao mới. Đây chính là những minh chứng thuyết phục nhất về quyền dân chủ, quyền con người được thực hiện ở Việt Nam. Việt Nam đang trở thành một trong những hình mẫu trên thế giới về chính sách ưu việt phát huy quyền làm chủ của nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, là câu chuyện thành công truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu và được các nước tiến bộ trên thế giới ghi nhận. Chính vì lẽ đó, mà Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như: Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026…

Nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không ngừng được củng cố, phát triển, thực sự là nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc; hình thành nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam, góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao. Mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam cũng đã chủ động sản xuất nhiều loại vắc xin phòng bệnh; bào chế và sản xuất được các thuốc thông thường bằng nguyên liệu sẵn có; kiểm soát và ngăn ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy kinh tế phát triển,… được các tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đánh giá cao.

Với những thành tựu trên khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng sự đoàn kết nhất trí của cả hệ thống chính trị; phát huy các giá trị truyền thống và tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân tộc; là uy tín, là sự tín nhiệm, đồng tình, ủng hộ tuyệt đối của cộng đồng quốc tế. Đây là minh chứng sống động đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam của các thế lực thù địch.

QUỐC SÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.