PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM CHO RẰNG Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ VÀ KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC – THỊ TRƯỜNG – XÃ HỘI

Trong thực tiễn quá trình phát triển, các quốc gia trên thế giới đều phải luôn nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát huy được các ưu điểm, đồng thời hạn chế những rủi ro, thất bại của cả ba thành tố này trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Xét về mặt lý luận, mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan là vai trò, chức năng quản lý, điều hành của nhà nước, với nhân tố khách quan là các quy luật vận động của thị trường và yếu tố xã hội nhằm xác định sự “phân công” hợp lý giữa nhà nước, thị trường và tác động của các yếu tố xã hội trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội tức là tìm ra mức độ, nội dung, liều lượng gắn kết, tác động giữa ba thành tố để vừa bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, vừa bảo đảm được các mục tiêu về chính trị, văn hóa, xã hội mà nhà nước đề ra. Việc xử lý mối quan hệ này có vai trò quan trọng của nhà nước, thực hiện thông qua việc nhận diện bản chất, mức độ của mối quan hệ và từ đó đưa ra các cơ chế, chính sách, giải pháp xử lý mối quan hệ này một cách phù hợp, đúng đắn..

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đã tập trung công kích vào mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Chúng cho rằng ở Việt Nam không có và không thể giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Chúng xuyên tạc: “trong thể chế xã hội XHCN thì nhà nước không thể quản lý nền kinh tế thị trường gọi là định hướng XHCN trong xã hội không có dân chủ, nhân quyền”.

Có thể khẳng định ngay đây là một trong những quan điểm sai trái, thù địch nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động nhằm thực hiện âm mưu muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, hướng lái Việt Nam đi theo con đường TBCN.

Quá trình nghiên cứu, tổng kết lý luận, thực tiễn, Đảng ta luôn đổi mới tư duy, ngày càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trưởng và xã hội trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mô hình kinh tế thị trường định hưởng XHCN ở Việt Nam là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là mô hình đặc thù, chưa có tiền lệ. Nhưng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đã đạt được nhiều kết quá quan trọng. Quá trình phát triển tư duy, lý luận ngày càng đầy đủ, thực tiễn nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển theo hướng bền vững. Tại Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn”, trong đó có mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”.

Thực tiễn đã chứng minh sự điều tiết và can thiệp của Nhà nước ngày càng đúng đắn, hiệu quả đối với thị trường và xã hội. Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực hoạt động, hoàn thiện các công cụ quản lý, tác động đến thị trường và xã hội. Hoàn thiện thể chế kinh tế cùng với hệ thống các chính sách, pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết chống tham nhũng, quan liêu, lãng phi, đặc quyền, đặc lợi… nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới của đời sống kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế – xã hội, nắm bắt được chính xác thực tiễn phát triển của thị trường và các vấn đề của xã hội, đưa ra được các chính sách phù hợp, đúng đắn, tạo điều kiện cho thị trường và xã hội phát triển.

Thời gian qua, trong giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và xã hội, Nhà nước ta thường xuyên lắng nghe, chịu sự giám sát, phản biện của các đoàn thể, Nhân dân đối với các chính sách, biện pháp can thiệp của Nhà nước đối với thị trường và xã hội. Để thực hiện được việc này, Nhà nước ta đã tích cực phát huy dân chủ, quyền làm chủ của Nhân dân trong các hoạt động kinh tế, thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ ở cơ sở, quy chế giám sát đối với các hoạt động kinh tế của Nhà nước.

Đảng, Nhà nước ta đã, đang nỗ lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện đại, hội nhập quốc tế; phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Xây dựng, hình thành và phát triển đồng bộ các thị trường, như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường khoa học – công nghệ theo chuẩn mực quốc tế ngày càng đồng bộ, hiện đại. Phát huy tốt vai trỏ của thị trường trong giải phóng và phát triển năng lực sản xuất, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong suốt quá trình phát triển, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Thực hiện các chính sách phát triển và tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho tất cả mọi người thụ hưởng một cách chính đáng các thành quả của tăng trưởng và phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, xử lý kịp thời các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội. Phát hiện và xử lý kịp thời các tiêu cực xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội để phát triển.

Tóm lại, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy: Đảng và Nhà nước ta luôn nắm vững và xử lý tốt, hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Thực tiễn đất nước ta ngày càng phát triển ổn định, bền vững và “chưa bao giờ có được cơ đồ, vị trí như ngày nay”, hướng đến thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

QUỐC HUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.