Tấm gương về: NỖI ĐAU CỦA KẺ PHẢN BỘI

Bùi Tín – Nguyên Đại tá quân đội, Phó tổng biên tập Báo Nhân dân. Sinh năm 1927 tại Huế, trước khi lầm đường lạc lối, Bùi Tín từng được mệnh danh là người chiến sĩ, sĩ quan, nhà báo cách mạng kiên trung, với những bài viết khiến hàng triệu người nể phục. Cha của Bùi Tín là cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Tín có lẽ đã rất rực rỡ, nếu như không xảy ra một bị kịch:
Tháng 9 năm 1990, Bùi Tín sang Pháp dự hội thảo hàng năm của báo “L’Humanité” (Nhân Đạo – báo của Đảng Cộng sản Pháp) và không bao giờ quay đầu lại. Do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Bùi Tín trốn ở lại, rồi xin tị nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”.
Bùi Tín đã bị lôi kéo, dụ dỗ với lời hứa: một vị trí xứng đáng trong bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Từ một chiến sỹ cách mạng, một ngòi bút với lập luận sắc bén nhưng bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng, niềm tin bị lung lay, đã quay đầu chống lại nhà nước, chống lại nhân dân và cách mạng.
Nhà thơ Phan Xuân Hạt từng nói: “Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN sẽ tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, Trung Quốc rối loạn – Bùi Tín tin là, Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập, giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”.
Ảo tưởng về sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản đã giết chết lý trí, tinh thần và bản lĩnh của Bùi Tín. Ông ta điên cuồng lao vào viết bài như một con thiêu thân. Không trừ một câu từ, bài viết nào, kể cả viết về những cái không có thật, những bài viết nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh… miễn sao “bôi nhọ” chế độ, Đảng, Nhà nước, và có tiền để sống và nuôi bồ nhí.
Những tháng năm cuối cùng của cuộc đời, Bùi Tín đã nhận ra một điều rằng: “tiền bạc và danh vọng nó bạc như vôi”.
Khi không còn có thể viết bài, khi đã hết giá trị lợi dụng, Bùi Tín chờ chết trong sự ghẻ lạnh, hắt hủi của những kẻ từng được ông ta coi là “cùng chiến tuyến”.
Ở Paris, Bùi Tín sống trên căn gác xép chật chội cùng một người phụ nữ, và bị người Việt ở hải ngoại nghi kỵ, dò xét. Những đối tượng phản động nhất cũng coi Bùi Tín là một kẻ không đáng để kết giao. Chúng luôn cho rằng, Bùi Tín được cách mạng Việt Nam nuôi lớn nhưng phản bội lại, đó là hành động của một kẻ “ăn cháo đá bát”, là bất hảo. Chúng cho rằng, Bùi Tín có thể là một tên gián điệp của Cộng sản Việt Nam, nên luôn bị tẩy chay, nghi ngờ.
Ngay đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Ngay cả ở Mỹ, trong một buổi nói chuyện tại San Joses ngày 23/6/2012, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Còn đâu một Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, còn đâu nữa bóng dáng hiên ngang của một viên sỹ quan cấp cao của quân giải phóng Việt Nam có mặt tại dinh Độc lập vào đúng ngày giải phóng đất nước 30/4/1975?
Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Nghĩ cho cùng, đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.
Những nỗi đau cứ gặm nhấm Bùi Tín cho đến lúc chết. Với nhân dân Việt Nam, Bùi Tín là một kẻ phản bội, là một Trần Ích Tắc thứ hai. Hắn được sinh ra trong một gia đình cách mạng, được cách mạng nuôi lớn, được Bác Hồ chở che, nuôi nấng thành người, nhưng khi đủ lông, đủ cánh, hắn lại quay sang cõng rắn cắn gà nhà, chống phá cách mạng.

“Trâu chết để da – người chết để tiếng”! Tiếng của Bùi Tín để lại là bài học về kết cục đắng ngắt cho những kẻ vong nô, bán nước cầu vinh, là kẻ thù muôn đời của dân tộc. Đây cũng chính là tấm gương cho những kẻ ngày đêm hoạt động, tuyên truyền chống phá Việt Nam.

BTSV/Trần Như Khánh/HSV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.