VIỆT TÂN LẠI XUYÊN TẠC, BỈ BÔI VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM

Vừa mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân cho rằng “tự do ngôn luận là giải pháp đầu tiên để người Việt Nam phá tan nỗi sợ hãi”. Đọc bình luận này, bất cứ ai cũng đều hiểu Việt Tân muốn ám chỉ rằng ở Việt Nam không có dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Có thể nói đây, là một phát ngôn tùy tiện, vô căn cứ và đầy ý đồ xấu xa của Việt Tân.

Chúng ta đều biết rằng, Nhà nước Việt Nam từ ngày thành lập cho đến nay đều luôn đề cao và công nhận quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người. Điều 25 Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam ghi rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay Luật Báo chí năm 2016 cũng đã dành hẳn cả Chương II để nói về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13 quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Mới đây nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”.
Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, người dân Việt Nam luôn được thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình; người dân được quyền tự do nói ra quan điểm, ý kiến của mình trước một sự việc nào đó mà không phải chịu sự ép buộc, trả thù. Tất nhiên, sự tự do ấy phải trong giới hạn mà pháp luật quy định. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch để đảm bảo pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức. Vì thế, nếu như Việt Tân đang cố tình cổ suý cho việc tự do ngôn luận không trong kiểm soát, vượt qua những điều luật quy định, há chẳng phải bọn họ đang cố tình gieo rắc những tư tưởng vi phạm pháp luật, đề cao quyền con người hơn khuôn khổ của pháp luật?

Xin nói thêm rằng, Việt Nam cũng như ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất luận ai có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật. Là người Việt Nam, quyền và nghĩa vụ phải gắn liền với nhau, tất cả đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Và trong thực tế, người viết cũng chưa thấy người dân lương thiện, có hiểu biết nào có biểu hiện bức xúc, phản ứng về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam cả mà chỉ thấy những cá nhân có dây mơ, rễ má với với tổ chức phản động Việt Tân là luôn thể hiện sự bất mãn, bức xúc, bôi xấu, xuyên tạc vể quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam mà thôi!

(NA)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.