Nỗi đau da cam còn hiện hữu khắp nơi trên đất nước Việt Nam nhưng Việt Tân vẫn cố tình “tẩy trắng” cho Mỹ!

Năm 2021, tròn 60 năm quân đội Mỹ gây ra thảm họa da cam ở Việt Nam. Theo thống kê, chỉ trong vòng 10 năm (1961 – 1971), quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học với 61% là chất da cam/dioxin xuống gần 26.000 thôn, bản với diện tích hơn 3 triệu hecta tại Việt Nam. Trong đó, 86% số diện tích bị rải chất độc 2 lần và 11% bị rải tới 10 lần. Tổng cộng có tới 366 kg dioxin đã bị phun, rải trên 1/4 tổng diện tích miền Nam Việt Nam, vượt gấp 17 lần mật độ cho phép sử dụng trong nông nghiệp Mỹ… Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện Việt Nam có đến 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân của chất độc da cam; hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo; khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2, 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3, ở một số địa phương, hậu quả chất độc da cam đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4. Những con số này không khỏi khiến người ta đau đớn, xót xa!

Nạn nhân da cam nhiều người bị phơi nhiễm ở thế hệ thứ ba. (Ảnh: báo Công an nhân dân).

Do những hậu quả to lớn và nghiêm trọng từ cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam, năm 2009, Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) đã quyết định lấy ngày 10/8 hằng năm là Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Vậy mà chỉ nhân việc Mỹ tài trợ cho Việt Nam một lượng vaccine ngừa Covid-19, bè lũ phản động Việt Tân và các đối tượng cơ hội, bất mãn khác đã ra rả tung ra các luận điệu suy diễn sặc mùi thuyết âm mưu hòng phủ nhận tội ác của Mỹ và đổ vấy cho việc các di chứng mà các thế hệ người Việt Nam mắc phải sau chiến tranh là hậu quả từ “lương khô mà Tàu viện trợ cho bộ đội”. Theo “biện chứng” hàm hồ của chúng thì “nếu chất độc da cam mà làm bộ đội ta bị sinh con dị tật thì đồng bào dân tộc hay thú rừng Trường Sơn chắc chắn sẽ bị nặng hơn” vì thú rừng  “uống nước trực tiếp, ăn lá cây rừng phủ đẫm chất đó chứ không hít phải như bộ đội ta” và đồng bào địa phương thì “tiếp tục sinh sống trên những mảnh đất đó, uống nước nguồn ở đó? Lính Mỹ và quân “ngụy” ở đó (hình như) cũng không dính?!”. Vậy Việt Tân và những kẻ cơ hội, bất mãn lý giải như thế nào về những con số và vụ việc cụ thể được nêu ra ở trên kia?

Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ song sự tàn khốc của nó vẫn còn hiện hữu rất rõ, nhất là trong những gia đình phải hứng chịu nỗi đau da cam. Di chứng chất độc hóa học đã khiến nhiều người bị liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tật bẩm sinh…. Không chỉ những người bất hạnh phải chịu đau đớn mà nỗi đau còn của những người bố, người mẹ sinh con ra bị dị hình, dị dạng. Có thể nói, “nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ”… Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam chính là những người thấm thía nhất nỗi đau của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Vì vậy, hơn 26 năm bình thường hóa quan hệ, từ chỗ là hai nước thù địch trước đây, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Việt Nam và Mỹ đã xác lập khuôn khổ “quan hệ hữu nghị, đối tác xây dựng, hợp tác nhiều mặt, ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi”. Tuy nhiên, có những điều chỉ có thể “gác lại” chứ không thể lãng quên! Điều đó có nghĩa là tổ chức phản động Việt Tân và những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị không được phép dùng “thuyết âm mưu” để đổ vấy tội lỗi cho kẻ khác và “tẩy trắng” cho những tội ác mà Mỹ đã gây ra trên đất nước Việt Nam!

Mộc An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.