CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ CỦA “VIỆT TÂN”!

Thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết liệt triển khai việc sắp xếp, tinh gọn, tinh giản tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; để bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, một số trang, đài báo phản động lại lợi dụng vấn đề này để liên tục đưa tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong đó, trang Facebook “Việt Tân” đăng tải nhiều bài viết cho rằng việc tinh giản bộ máy chính trị tại Việt Nam là “một hình thức tranh giành quyền lực” và “những ai còn lại là những kẻ ngoan, biết vâng lời”. Trước hết xin khẳng định đây là một lập luận mang tính suy diễn, thiếu cơ sở thực tiễn.

Phải khẳng định rằng, tinh giản là xu hướng quản lý hiện đại, không phải là “tranh giành quyền lực”. Việc tinh giản bộ máy tổ chức không phải là một hiện tượng chỉ có ở Việt Nam mà là xu hướng quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của tinh giản thường là tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí vận hành và loại bỏ các cấu trúc dư thừa, cồng kềnh.

Tại Việt Nam, việc tinh giản bộ máy được đặt ra trong bối cảnh hệ thống chính trị và hành chính được đánh giá là còn nhiều chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực. Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu tinh giản là “nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Việc tinh giản bộ máy, sắp xếp cán bộ tại Việt Nam được thực hiện dựa trên các tiêu chí cụ thể, như hiệu quả công việc, năng lực chuyên môn và nhu cầu tổ chức chứ không phải dựa trên yếu tố “đối thủ chính trị” Trong hệ thống chính trị Việt Nam, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ luôn tuân theo các quy trình nội bộ chặt chẽ, bao gồm đánh giá tập thể và kiểm tra lý lịch chính trị. Tổ chức “Việt Tân” quy kết những người ở lại là “kẻ vâng lời” là một cách nhìn phiến diện, bỏ qua năng lực và đóng góp thực sự của họ.Tóm lại, thay vì nhìn nhận việc tinh giản bộ máy qua lăng kính chính trị hóa như Việt Tân, chúng ta cần xem xét vấn đề này trong bối cảnh rộng hơn. Tinh giản bộ máy là một chính sách cần thiết, mang tính hệ thống, nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính và quản lý hiện đại phù hợp với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, xu thế toàn cầu trong tình hình mới.

Sao Vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *