CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN

Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Thế nhưng, gần đây trên trang mạng của Đài Á Châu Tự do (RFA) đã tán phát bài viết “Báo cáo nhân quyền 2023 của EU: Việt Nam có ít tiến bộ nhưng thừa đàn áp” với nội dung là thổi phồng, xuyên tạc, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam; vu khống, hạ thấp vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề nhân quyền hiện nay.

Có thể thấy, đây là đánh giá hết sức sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Thực tế, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chính sách “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Mọi quyết sách đều lấy con người làm trung tâm; mọi thành quả phát triển đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người. Tính riêng năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%. Hằng năm, Việt Nam dành trung bình khoảng 3% GDP cho công tác bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng gần 50%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới… Những con số này đã chứng minh nhân quyền ở Việt Nam có nhiều tiến bộ và thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Chính sách việc làm… Việt Nam luôn chú trọng tăng cường cơ chế đối thoại và hợp tác về vấn đề quyền con người hằng năm với nhiều nước, trong đó có Mỹ, EU, Na Uy, Thụy Sĩ… Việt Nam cũng đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Đặc biệt mới đây, Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Đây là sự công nhận vị thế của Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Từ thực tiễn trên, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; đồng thời đây cũng là minh chứng rõ nét nhất đập tan và phủ nhận mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phát Việt Nam. Đó cũng là sự thật không thể nào phủ nhận!

(TIỀU PHU)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *