Đỗ Nam Trung có thực “yêu nước”, “hiền lành”, “không nhận tài trợ” nước ngoài?

Ngày 06/07/2021, Đỗ Nam Trung (SN 1981) – kẻ từng người tham gia nhiều hội nhóm phản động như VOICE và Hội Anh em Dân chủ – đã bị bắt tại Nam Định, và bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Nhân đó, nhiều “đồng đội” của Trung mở “chiến dịch” truyền thông trên Internet ca ngợi Trung nhằm vận động dư luận ủng hộ Trung trong quá trình điều tra và xét xử. Trong những bài viết đó, họ vẽ lên hình ảnh Đỗ Nam Trung là người lao động “hiền lành”, không sống dựa vào nguồn tài trợ nước ngoài và Trung bị bắt vì “yêu nước”, “chống Trung Quốc”, “chống đường lưỡi bò”… Nhìn lại các hoạt động “đấu tranh dân chủ” của Đỗ Nam Trung có thấy đúng như những gì họ đang tô vẽ không?

Đỗ Nam Trung có phải bị bắt vì “yêu nước”?

Nhìn lại lý do Đỗ Nam Trung bị bắt và truy tố năm 2014 đang được “bạn bè” của Trung khẳng định là do tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc:

Nhưng những bài viết vừa nêu đã che giấu một thực tế: Đỗ Nam Trung bị bắt không phải vì đi biểu tình chống Trung Quốc một cách ôn hòa, mà vì muốn đổ thêm dầu vào các cuộc bạo động đang diễn ra ở Bình Dương khi đó. Cụ thể, sau khi cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đặt dàn khoan HD-981 đã bùng phát thành bạo động tại Bình Dương vào ngày 13/05/2014, Nguyễn Thái Học (thành viên Việt Tân ở Mỹ) đã chỉ đạo 3 thành viên trong nước – là Đỗ Nam Trung, Phạm Minh Vũ và Lê Thị Phương Anh – lợi dụng sự kiện này để lật đổ chế độ. Cụ thể, một bài viết về chủ đề này trên báo Công An Nhân Dân có đoạn:

“Sáng ngày 14/5/2014, qua facebook, Nguyễn Thái Học bàn với Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ, rằng đây là thời điểm thích hợp để làm sụp đổ chế độ Cộng sản
Việt Nam. Sau khi chuyển cho Vũ 5 triệu đồng, Nguyễn Thái Học chỉ đạo Trung, Vũ, Phương Anh phải nắm kỹ thông tin những vụ gây rối rồi đưa lên mạng, thổi phồng, xuyên tạc nhằm kích động cho nó lan rộng ra.

Cũng trong ngày 14/5/2014, trên facebook, Trung, Vũ, Phương Anh cho đăng nhiều bài, nội dung kêu gọi, kích động giới công nhân tiếp tục tụ tập, gây rối mà trong đó, Đỗ Nam Trung nhận xét: “Tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương, hiện các công nhân vẫn đang phản ứng rất dữ dội, không chịu khuất phục…”, và: “Theo như Neko Kawai, một người bạn của mình tại hiện trường đưa tin, tình hình đang rất căng thẳng, đoàn biểu tình đang bị đàn áp dữ dội tại Bến Cát, Khu công nghiệp 3 Mỹ Phước, Bình Dương. Anh em công nhân đang kêu gọi những tổ chức bên ngoài cứu giúp…”.

Tối ngày 14/5, Trung, Vũ, Phương Anh và Lê Anh Hùng cùng Huỳnh Anh Tú, Phạm Ngọc An gặp nhau tại đường Kỳ Đồng, quận 3, TP HCM để bàn kế hoạch sáng ngày 15, sẽ đi Bình Dương quay phim, chụp hình những công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài bị đập phá, cướp bóc. Đến 8 giờ ngày 15/5, Trung chở Phương Anh bằng xe gắn máy do Phạm Ngọc An cho mượn – xe này An lại mượn của một người khác còn Vũ đi xe máy của Phạm Ngọc An. Khi đến cổng Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung, Phương Anh, Vũ đang tiến hành quay phim, chụp ảnh các hoạt động gây rối của những kẻ quá khích trà trộn vào giới
công nhân thì bị Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai mời về để làm rõ.”

Như vậy, hành vi của Đỗ Nam Trung vào năm 2014 vừa đi ngược với tôn chỉ “đấu tranh bất bạo động” mà các nhóm chống đối viện dẫn, vừa có hại cho xã hội một
cách rất rõ ràng. Nói rằng Trung bị bắt vì “yêu nước, chống Trung Quốc” là bóp méo hoàn toàn bản chất của vụ việc.

Đỗ Nam Trung không nhận tài trợ nước ngoài?

Cáo trạng vụ án Đỗ Nam Trung bị bắt, truy tố năm 2014 ghi rõ, Lê Thị Phương Anh và Phạm Minh Vũ đã nhận tiền từ nhóm Việt tân và phản động lưu vong nước
ngoài để vào Đồng Nai kích động bạo loạn, quá trình chia tiền nhau để trước mỗi vụ việc đều rõ ràng.

  • Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai đã thu giữ của Đỗ Nam Trung 2 điện thoại di động mà Trung thừa nhận đã dùng nó để vào mạng Internet, tán phát thông tin, 3 thẻ ATM với số dư tổng cộng 86.968.000 đồng cùng 4.100.000 đồng tiền mặt, 103USD!
  • Lời khai của Phạm Minh Vũ “Thông qua Đỗ Nam Trung và một số người khác, tôi đã nhận của Nguyễn Thái Học 5 triệu đồng, của Trần Bửu Thọ 200USD, củaPhuoc Xuan Nguyen 150USD, Phillip Duong 200USD, của Ngô Duy Quyền – là chồng của Lê Thị Công Nhân, thành viên hội “bầu bí tương thân” 100USD, nhận của Pha Lê Tuyết 1,9 triệu đồng, của Nguyễn Văn Đài 7 triệu đồng cùng 1 điện thoại di động, 1 máy chụp ảnh. Số tiền trên dùng để tiêu xài cá nhân, chi phí đi lại thực hiện hành vi phạm tội”
  • Lời khai của Lê Thị Phương Anh, tháng 7/2013, Lê Thị Phương Anh lập một tài khoản trên facebook rồi cùng với Lê Anh Hùng trả lời phỏng vấn một số báo, đài nước ngoài, vu khống Nhà nước Việt Nam đàn áp nhân quyền, lợi dụng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 để tuyên truyền, kích động những người nhẹ dạ, đòi trả tự do cho những “nhà dân chủ” đã bị bắt vì vi phạm pháp luật. Phương Anh khai: “Để thưởng công cho những hành động này, Trần Bửu Thọ, Nguyễn Thái Học, Đoàn Việt Trung và một số người khác đã gửi cho tôi 2.378USD, 100 euro và 43.977.000 đồng. Tất cả số tiền này, tôi chi xài cho cá nhân hết”. Khi bị bắt, Cơ quan Công an đã thu từ trên người Lê

Thị Phương Anh 2 điện thoại di động, 1 máy ghi âm – đều được dùng để vào mạng Internet tán phát thông tin, cùng 1 thẻ ATM có số dư 76.352.0000 đồng. Nguồn http://antg.cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/do-Nam-Trung-Pham-Minh-Vu- va-Le-Thi-Phuong-anh-sap-hau-toa-339105/

Có thể thấy, tiền chi mỗi vụ tác nghiệp của nhóm Phạm Minh Vũ được Việt tân chi trả rất hậu hĩnh, những kẻ hành nghề “đấu tranh dân chủ” chuyên nghiệp này đều
mang theo mình gần 100 triệu/mỗi người đủ thấy, Việt tân không chí dùng để chi “lộ phí” cho kẻ thực hiện mà sẵn sàng chi dùng cho mua chuộc công nhân bạo loạn. Lời khai và mối liên hệ, cách hành xử của cả nhóm này cho thấy rõ điều này.

Đỗ Nam Trung “hiền lành”?

Nghe những nhà zân chủ mô tả Trung như một đứa em ngoan, tuyệt đối không thể là tội phạm, thì thấy thật khôi hài:

Những biểu hiện của Trung trên mạng xã hội hoàn toàn trái ngược. Ngôn từ của Đỗ Nam Trung thường được biết đến như một thành phần chợ búa, tục tằn, đụng
đâu cũng chửi. Vĩ dụ tiêu biểu hồi năm 2018, ngay sau phiên xử nhóm thành viên Hội Anh em Dân chủ, Trung đã công khai chửi đàn anh Phạm Văn Trội là “kẻ cơ
hội, luồn lách, chụp giật”, “kẻ bất tài nhưng háo danh và bán máu anh em”. Lý do là Trội thành khẩn khai báo và rơm rớm nước mắt tại tòa, nên được hưởng án nhẹ
bằng một nửa những người còn lại:

Độ “hiền lành” của Đỗ Nam Trung còn thể hiện trong nhiều dịp khác. Chẳng hạn, vào năm 2020, Trung đã lập một group Facebook mang tên “Điếu cày Ủy ban” để đăng những lời lẽ như bên dưới. Theo lời Trung, group được lập để tung tin rằng các quan chức nữ trong Chính phủ Việt Nam đã thăng tiến bằng nữ sắc thay vì năng lực. Những tin đồn này thuần túy là bịa đặt, không dựa trên bất cứ bằng chứng nào. Dù hành vi của Đỗ Nam Trung đã xúc phậm nhân phẩm của phụ nữ,
hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ của tổ chức VOICE mà Trung tham gia, các nhà dân chủ đã chỉ hùa theo Trung chứ không ngăn cản:

Nếu các nhà dân chủ có thể tuyên truyền rằng Đỗ Nam Trung “hiền lành”, “không nhận tài trợ”, “yêu nước” trong khi mọi biểu hiện của Trung, mọi bằng chứng sờ sờ
đều theo hướng ngược lại, thì truyền thông của họ có chút nào tôn trọng sự thật không?

Theo HSV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.