Tổ chức khủng bố Việt Tân lại kêu gào đòi trả tự do cho đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam

Vừa qua, sau khi Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với đối tượng Trương Văn Dũng thì không ngoài dự đoán, tổ chức phản động Việt Tân liền đăng tải bài viết “Đừng nghe những gì cộng sản nói…” xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, kêu gào đòi trả tự do cho đối tượng này.

Bằng thủ đoạn lập lờ đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm quen thuộc, Việt Tân cho rằng việc cơ quan chức năng bắt giam đối tượng Trương Văn Dũng để điều tra về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là đi ngược lại với phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại Mỹ rằng Việt Nam sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Chúng lu loa rằng “Đây là các điều luật bị quốc tế lên án vì mang tính suy diễn, mù mờ và thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để đàn áp những người lên tiếng chống lại bất công xã hội” và kêu gào đòi Nhà nước ta phải bỏ qua hành vi của những kẻ ngang nhiên đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc mà chúng gọi là những “nhà dân chủ” như Trương Văn Dũng. Thật là luận điệu nực cười của bè lũ phản động, bán nước hại dân!

Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) cũng quy định rất cụ thể rằng: 1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận… 3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, theo luật pháp và nguyên tắc quốc tế, nhân quyền không phải là vô hạn, mà trong các trường hợp cụ thể phải được chế định bởi luật pháp của từng quốc gia.

Thực tiễn cho thấy, quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được Đảng và Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, thực hiện quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng không đồng nghĩa với việc tự do không hạn định, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác và tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam. Việt Nam tôn trọng, quan tâm thực thi nhân quyền nhưng không cho phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, biến nhân quyền trở thành một công cụ chống phá Nhà nước, chế độ. Việc Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về dân chủ, nhân quyền cho thấy chúng ta đã làm tốt vấn đề đó, trong đó có việc xử lý những kẻ nhân danh dân chủ, nhân quyền để thực hiện các hoạt động chống phá. Thử hỏi ở đâu trên trái đất này, những kẻ có các hành vi chống lại Hiến pháp, chống phá Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc lại không bị bắt, không bị xử lý? Trương Văn Dũng hay những đối tượng giả danh dân chủ mà Việt Tân hay các tổ chức núp dưới bóng “dân chủ”, “nhân quyền” thường xuyên “chống lưng, hậu thuẫn” thực chất là những kẻ chuyên lợi dụng dân chủ, nhân quyền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ, cần phải chịu sự trừng trị thích đáng, không có gì phải bàn cãi!

Mộc An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.