SỰ NGUY HẠI CỦA MỘT BỘ PHẬN GIÁO VIÊN BỊ SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội để phát triển nền giáo dục nước nhà nhưng cũng gặp phải không ít thách thức và nguy cơ. Thực tế đã chứng minh, trên thế giới đã có những mưu đồ lợi dụng hợp tác giáo dục để tạo ra một thế hệ “quay lưng” với chính dân tộc mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ảnh minh hoạ.

Rõ ràng, âm mưu thâm độc này là nhằm vào thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên,… Nhưng nguy hại hơn, những kẻ tiêm nhiễm, gieo mầm mống chống đối cho những “mầm non của đất nước” này lại chính là một bộ phận giáo viên, giảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Tuy thành phần này không nhiều nhưng sức phá hoại thì rất ghê gớm. Bởi thông qua những bài rao giảng dối trá, họ sẽ “đầu độc” hàng ngàn, hàng vạn học sinh, sinh viên, làm cho đội ngũ tương lai của đất nước nhận thức về chính trị – xã hội không đầy đủ, thậm chí lệch lạc, dẫn tới định hướng tương lai sai lầm.

Nhiều người trong hàng ngũ giáo viên bị suy thoái về chính trị tư tưởng từng được đi nước ngoài giao lưu, học tập, nghiên cứu để làm giàu thêm cho kho tri thức bản thân nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhưng do bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng, “sức đề kháng” nên đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa chính trị của các nước khác, bọn họ đã tôn sùng và ca ngợi một cách thái quá về những giá trị và lối sống của quốc gia họ được đến. Khi trở về quê hương, ngay trên chính bục giảng, họ bắt đầu ca ngợi, tung hô xã hội phương Tây, chê bai đất nước mình, nguy hại hơn là phủ nhận lịch sử hào hùng của bao thế hệ cha anh. Nguyên nhân của việc suy thoái này có nhiều lý do như: nhận thức chính trị yếu kém, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên bị lợi dụng, kích động… Nhưng dù thế nào đi nữa, thì những kẻ này đã “nối giáo cho giặc”, giúp các thế lực thù địch, phản động hủy hoại tương lai của nước nhà.

Qua đó thực tế đó, để tránh biến mình thành những kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phá hoại đất nước, đội ngũ nhà giáo cần nhận thức được rằng khi được nhà nước, cơ quan cử đi giao lưu, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài thì xem đó vinh dự lớn của bản thân và lấy đó làm động lực để nỗ lực phấn đấu phục vụ cho mục đích cao nhất là phụng sự đất nước. Cùng với đó, người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, phân biệt rõ cái tốt, cái xấu để từ đó nhân rộng cái hay, thu hẹp cái cái xấu, giúp học trò của mình luôn có cái nhìn toàn diện, tích cực, xứng đáng với sự nghiệp trồng người, là những nhà giáo của nhân dân.

(ĐP)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *