HÃY CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG CHỦ TRƯƠNG TINH GỌN BỘ MÁY ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ
Vừa qua, trên trang mạng Thời Báo đã tán phát bài viết “Bắt Hiến Pháp phải “lạy” chiếu chỉ của Tô Lâm!” với nội dung xuyên tạc rằng: Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy là “chiếu chỉ” của ông Tô Lâm. Chúng cho rằng: “chiếu chỉ” ban ra, không một cơ quan ban ngành nào dám “kháng chỉ”… Bởi vì khi Tô Lâm ban hành chính sách, Hiến pháp cũng phải chạy theo nó… Cái gọi là Hiến pháp ở nước này cũng là thứ lãnh đạo Đảng viết, họ viết rồi sửa theo ý lãnh đạo, cứ như Hiến pháp là “tờ giấy nháp” vậy”. Đây rõ ràng là những nhận định hoàn toàn suy diễn, mang tính quy chụp, bôi đen, vu cáo của các thế lực thù địch với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Trước hết cần nhận thức rằng, đây là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng đã có từ trước ở trong Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đến nay, sau hơn 07 năm triển khai chúng ta cần tổng kết lại quá trình thực hiện đã đạt được kết quả gì, còn hạn chế, yếu kém, bất cập gì. Hơn nữa, năm 2025 là năm tiến hành đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV (dự kiến tổ chức vào đầu năm 202). Vì thế, việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở thời điểm này là hoàn toàn hợp lý, để khi tiến hành đại hội Đảng các cấp chúng ta cần có sự ổn định về tổ chức, bộ máy. Chúng ta cần nhận thức thật khách quan rằng, chủ trương này không phải là quyết định của riêng Tổng Bí thư Tô Lâm mà là quan điểm, chủ trương của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương sau khi đã qua các bước hội thảo, họp bàn kĩ lưỡng. Do đó, đây không phải là “chiếu chỉ của Tô Lâm” như cách nói quy chụp, vu cáo của các thế lực thù địch.
Chúng ta biết rằng, mục đích của chủ trương tinh gọn bô máy là vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, cụ thể hơn là nhằm tổ chức bộ máy tinh gọn, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, chứ không phải vì mục đích hay động cơ của cá nhân nào. Trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và trong các bài phát biểu của các lãnh đạo đã nêu rõ khi thực hiện công cuộc cải cách, cải tổ này, cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo các cấp phải quyết tâm, đồng lòng, thậm chí là chấp nhận hi sinh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng đã thấy được những lợi ích chung, vì đất nước, vì tương lai nên đã đồng lòng quyết tâm triển khai thực hiện tốt chủ trương này. Vậy nên, đây không có chuyện “chiếu chỉ” ban ra, không một cơ quan ban ngành nào dám “kháng chỉ”.
Về vấn đề thay đổi Hiến pháp, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi năm 2013). Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Như vậy, việc ban hành mới hoặc sửa đổi Hiến pháp không phải là chưa có tiền lệ. Trong những bối cảnh cụ thể, vào những thời điểm, giai đoạn lịch sử cụ thể, nếu cần thiết vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp thì đó cũng là việc hết sức bình thường.
Như đã phân tích trên, mục đích của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là vì sự phát triển chung của đất nước. Nên nếu chúng ta tiến hành thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh và xã) thì việc sửa đổi Hiến pháp để phù hợp là điều cần thiết, đương nhiên. Vì vậy, ở đây không có chuyện như các thế lực thù địch rêu rao “Hiến pháp họ còn không coi ra gì thì làm sao ý dân có thể làm cho họ lắng nghe? “Cái gọi là Hiến pháp ở nước này cũng là thứ lãnh đạo Đảng viết, họ viết rồi sửa theo ý lãnh đạo, cứ như Hiến pháp là “tờ giấy nháp” vậy”.
(HPB)