QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

Ngày 04/12/2024, trang mạng Tiếng Dân đã đăng tải bài viết “một sự ồn ào cần thiết!” với nội dung xuyên tạc trắng trợn về quyền tự do ngôn luận của nước ta. Bọn chúng xuyên tạc rằng: “Trong thế giới thực, cuộc sống thực tại Việt Nam, ít ai dám ra mặt tranh luận, chỉ trích hay phản bác với nhau vì đơn giản chính quyền sẽ bóp nghẹt cái quyền tự do căn bản ấy” hoặc “xã hội thực từ lâu đã trở thành một nhà tù lộ thiên và nhà cầm quyền thừa biết họ có dư khả năng để kiểm soát mọi thái độ và hành động của người dân”. Chúng còn cho rằng: “suy cho cùng, chính bộ máy an ninh của chế độ mới là kẻ kiểm soát cuộc chơi, từ xã hội thật đến thế giới ảo. Bởi vì, không có gì tồi tệ và tàn bạo bằng một thể chế độc tài, toàn trị…”. Thực sự không còn gì để nói với những luận điệu suy diễn một cách vô căn cứ và phi lý này.

Có thể thấy rằng, đây là chiêu trò cũ rích nhằm quy chụp, xuyên tạc về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nước ta. Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân luôn được bảo đảm. Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân; điều đó được thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí…”.

Tuy nhiên, tự do ngôn luận của công dân phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân đều bị nghiêm cấm và có chế tài xử lý nghiêm khắc. Việc quản lý thông tin trên không gian mạng là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải thực hiện. Các quốc gia như Đức, Pháp hay ngay cả Hoa Kỳ đều có các cơ quan chuyên trách nhằm kiểm soát và xử lý các nội dung độc hại trên mạng xã hội. Việc đưa ra luận điệu rằng Việt Nam “dập tắt tiếng nói đối lập” là suy diễn và thiếu hiểu biết về cách quản lý không gian mạng của một quốc gia có chủ quyền.

Tóm lại, những luận điệu cho rằng xã hội Việt Nam là “một nhà tù lộ thiên” hay “nhà nước kìm kẹp tự do ngôn luận” hoàn toàn là suy diễn, bịa đặt và đi ngược lại với thực tế sinh động, minh bạch. Các quyền tự do ngôn luận, phản biện và tham gia ý kiến xây dựng theo kiểu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không chỉ tồn tại mà còn được khuyến khích trong khuôn khổ pháp luật. Chính những kẻ đưa ra các luận điệu tiêu cực mới là những kẻ cố tình “bóp méo” sự thật để phục vụ mục đích chống phá, đi ngược lại sự phát triển của đất nước. Mọi người hãy cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, bôi đen của các thế lực thù địch với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

(NQ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *