Không thể phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Nhà thờ Đức Bà, tọa lạc tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa).

VẪN CHIÊU BÀI CŨ

Hằng năm vào dịp tháng 3, tháng 9, Bộ ngoại giao Mỹ lại tự cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở các nước trên thế giới. Nhân sự kiện này một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí luôn có những “phán xét chỉ trích”, nói đúng hơn là xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu quan trọng về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Điển hình như tổ chức Human Rights Watch (HRW) thường tự tuyên bố cái gọi là “điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm”,… (!?).

Bên cạnh những tổ chức như HRW, với những luận điệu sai sự thật, các thế lực bất mãn, hằn học, thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị được sự hậu thuẫn của phương Tây cũng thường xuyên đưa ra những đánh giá hoặc là thiếu khách quan, thông tin sai lệch, hoặc là xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Thế nhưng, cần khẳng định dù họ có áp đặt, vu khống đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của con người. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và từ thực tiễn đời sống xã hội cũng như hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Những thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là rất rõ ràng, đúng đắn. Thế nhưng trên một số trang mạng vẫn có những cá nhân, tổ chức tán phát bài viết xuyên tạc, bác bỏ, cố tình phủ nhận những thực tế về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ phủ nhận tất cả, từ những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.

Dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, không ít cá nhân cả ở trong và ngoài nước cũng rêu rao, tự xưng là những người có “sứ mệnh” đấu tranh cho sự phát triển của đất nước, “trung thành” với Tổ quốc, chấp nhận “dấn thân” vì “dân chủ, nhân quyền”. Không khó để nhận ra bộ mặt thật của những “nhà dân chủ” và quan điểm chính trị của những cá nhân này, khi mà họ thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam; đặc biệt là thêu dệt, bóp méo sự thật về dân chủ, nhân quyền nhằm mục đích chống phá chế độ, chống phá Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta.

Sau thành công của những xung đột chính trị mang đậm tính chất “dân chủ, nhân quyền” lật đổ chế độ chính trị của một số quốc gia Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi bằng “cách mạng màu”, “cách mạng hoa”, “cách mạng đường phố”, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Theo đó, chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tuyên truyền, xuyên tạc làm rối loạn tình hình chính trị ở trong nước… là những chiêu bài mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị không ngừng sử dụng, giành nhiều thời gian, công sức với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Những phương thức cụ thể mà các thế lực thù địch, phản động vẫn thường sử dụng là: lợi dụng danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để rồi tiến hành thực hiện các “đòn” chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây bất ổn ở cơ sở; tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân thông qua những chiêu trò như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; thực hiện hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm, diễn đàn, hội thảo,…; kích động những người bất mãn với chế độ; xuyên tạc lịch sử; lợi dụng một số sai phạm của cá nhân cán bộ, đảng viên để “đánh đồng”, “quy thành bản chất”, bôi nhọ , nói xấu cấp ủy, chính quyền các cấp…

Bên cạnh đó, chúng còn thường xuyên đăng tải và phát tán trên mạng Internet những  thông tin sai trái, dựng chuyện hoặc “có ít xít ra nhiều” một số vấn đề xã hội; “tận dụng triệt để” những bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để “thổi phồng”… nhằm tạo sự hoài nghi trong xã hội, làm giảm sút ý chí, từng bước hạ thấp rồi làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Những luận điệu “phán xét” về Việt Nam như “thiếu nền dân chủ”, “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”… thực chất chỉ là cái cớ để các tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị “lồng ghép” vào đó những nội dung tuyên truyền sai lệch nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động chống đối Đảng, Nhà nước ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Chúng ta hiểu rằng, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã và đang áp dụng hòng mong muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt mà các học thuyết “dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây cho rằng “cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và xóa bỏ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản.

CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH

Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh thần thánh để tự bảo vệ mình, tự giải phóng mình nên càng thấu hiểu giá trị của tự do độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, đương nhiên, nhân dân Việt Nam sẽ biết nhìn nhận ai là bạn, ai là thù. Sự thật vẫn là sự thật và bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam đều nhận thấy một đất nước Việt Nam đã thực sự “thay da đổi thịt”, chính trị – xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tự do – dân chủ – nhân quyền của của nhân dân luôn được tôn trọng và phát huy…

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” và chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chống phá cách mạng Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị.

Đảng ta chỉ rõ: “Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”(1)Đây thực sự là cuộc đấu tranh “một mất, một còn” giữa ta và các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Theo đó, với phương châm chỉ đạo công tác lý luận, tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá; các lực lượng, cơ quan chức năng phải không ngừng nâng cao nhận thức, kỹ năng, xây dựng kế hoạch chiến lược, sách lược, tổ chức lực lượng… một cách bài bản, khoa học trọng quá trình đấu tranh, phản bác. “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả công tác tư tưởng,…”(2).

Cùng với đấu tranh “trực diện” với các thế lực thù địch, phản động, cả hệ thống chính trị phải không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác, tăng cường “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(3).

Đa dạng hóa hoạt động đấu tranh, thiết lập và sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn một cách có hiệu quả. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Không ngừng củng cố nhận thức chính trị, giữ vững “thế trận lòng dân”; làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Với thực tiễn sinh động hơn 90 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cùng với nhân dân kiến tạo nên nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó có những giá trị, thành quả về dân chủ, nhân quyền.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy bản chất nhân văn của chế độ; củng cố, hoàn thiện nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nâng cao vai trò chính phủ kiến tạo vì dân; không ngừng cải cách pháp luật, cải cách hành chính để bảo vệ, tạo cơ hội và quyền lợi cho người dân; quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng; phát huy dân chủ, tăng cường các thể chế quốc gia bảo vệ dân chủ, nhân quyền… đã và đang là những tiêu chí, thước đo quan trọng về giá trị, ý nghĩa của dân chủ, nhân quyền không thể phủ nhận ở Việt Nam hiện nay.

(TG)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *