GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ “XÃ HỘI DÂN SỰ” ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN HÓA CHẾ ĐỘ CHÍNH Ở NƯỚC TA
Hiện nay, vấn đề “xã hội dân sự” đang được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng nhằm thúc đẩy “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Để thực hiện mưu đồ đó, các thế lực thù địch, phản động đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền đề cao vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức giả danh “xã hội dân sự”, hướng lái hoạt động của các tổ chức này dần đối lập về tư tưởng chính trị với Nhà nước ta; thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng; lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để hướng lái các tổ chức “xã hội dân sự” vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, vi phạm pháp luật; gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn cho những người “bất đồng chính kiến” trong nước hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “xã hội dân sự” trái pháp luật, chống Nhà nước, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập, thiết lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm tiến tới mục tiêu thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, bọn chúng mượn cớ “phản biện xã hội”, “kiểm soát quyền lực”, nhân danh “dân chủ”, “nhân quyền” để mị dân bằng các hoạt động xây dựng quan hệ thương mại và phát triển gây phương hại đến an ninh quốc gia, dân tộc…
Có thể thấy, đây là những hoạt động chống phá hết sức nguy hiểm của các thế lực thù địch, không những làm suy yếu và vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, đưa xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ mà còn tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, để đấu tranh ngặn chặn kịp thời các hoạt động nguy hiểm này, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, phải phân biệt, đánh giá đúng vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để tập trung lãnh đạo, định hướng tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần phát huy tốt hơn chức năng phản biện xã hội, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh hiệu quả với các âm mưu lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” tác động gây chuyển hóa chính trị ở Việt Nam; tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam; thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức hội phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Thứ ba, kiên quyết xử lý các hội, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động vi phạm pháp luật; kịp thời tham ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức xã hội theo đúng định hướng phát triển của đất nước; tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
(ĐTPB)