“Khoảng tối dưới chân đèn…”

Dân gian có câu “Khoảng tối dưới chân đèn”, nghĩa là ngay dưới chân đèn vì sấp bóng cho nên ánh sáng không thể chiếu tới được. Người ta thường dùng hình ảnh này để nói về những nghịch lý ở đời, giống như việc có những tổ chức, cá nhân tự cho mình là tiến bộ, dân chủ, nhân quyền nhưng hành động của họ lại đi ngược lại những gì đang rêu rao. Bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu vừa được Cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố là một ví dụ. Trong bản báo cáo của mình, Nghị viện Châu Âu cáo buộc Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”. Thậm chí, họ còn cho rằng Việt Nam là “chế độ đàn áp”, đồng thời nêu ra danh sách những “nạn nhân của chế độ” gồm những cái tên chẳng mấy xa lạ nếu không muốn nói là quá quen thuộc với chúng ta, như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Đoan Trang… Thật là một bản báo cáo không khỏi khiến nhiều người thất vọng, bức xúc bởi nội dung thiếu khách quan, sai thực tế về những gì đang diễn ra tại Việt Nam! Tại sao lại nói như vậy?

Thứ nhất, thành tựu trong công tác bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận. Để các được thành công đó, bên cạnh những nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam luôn chủ trương đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là việc tham gia thực hiện về cơ bản đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người nhằm thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế.  Trên các diễn đàn quốc tế lớn về phát triển, bảo đảm quyền con người, Việt Nam luôn được nhắc tới như là một hình mẫu thành công trong các nỗ lực về bình đẳng giới và đảm bảo quyền con người. Bên cạnh việc bảo đảm các quyền con người cho nhân dân, Việt Nam cũng có quyền thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự ổn định, phát triển của đất nước. Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Đoan Trang hay những đối tượng giả danh dân chủ mà các tổ chức núp dưới bóng “dân chủ”, “nhân quyền” thường xuyên “chống lưng, hậu thuẫn” thực chất là những kẻ chuyên lợi dụng dân chủ, nhân quyền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ, cần phải chịu sự trừng trị thích đáng, không có gì phải bàn cãi! Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) cũng quy định rất cụ thể rằng: 1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận… 3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Công ước và luật pháp quốc tế đã nêu rõ như vậy, tại sao Nghị viện châu Âu lại cố tình nói ngược?

Thứ hai, Khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Điều này có nghĩa là không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào được quyền can thiệp vào công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của quốc gia độc lập khác xuất phát từ chủ quyền của mình. Hiện tại có rất nhiều cơ chế, thiết chế do Liên hợp quốc lập ra để giám sát và thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền ở các quốc gia và không có cơ chế nào cho phép Liên hợp quốc hoặc một hay một nhóm quốc gia thành viên nào đó được tùy tiện can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền”. Việc Nghị viện Châu Âu đưa ra báo cáo thiếu căn cứ, không chuẩn xác là hành động khó có thể chấp nhận được chưa kể hành động quy chụp Việt Nam là “chế độ đàn áp” là thiếu tôn trọng Việt Nam, đi ngược lại pháp luật quốc tế.

Thứ ba, từ bản báo cáo của Nghị viện châu Âu, cần đặt câu hỏi ngược lại, liệu EU và các nước tư bản có thực sự tiêu biểu về dân chủ, nhân quyền như những gì họ vẫn rêu rao khi mà tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói ở các quốc gia châu Âu đang thực sự là vấn đề đáng quan ngại. Theo Eurostat, văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu đã tăng từ 6,4% vào tháng 3/2020 lên đến 6,6% vào tháng 4/2020. Trong đó, giới trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng mất việc làm ở khu vực đồng tiền chung Euro, với tỷ lệ thất nghiệp dưới 25 tuổi tăng lên 15,8% trong tháng 4/2020 từ mức 15,1% trong tháng trước đó. Còn theo thông tin được Đặc phái viên Liên hợp quốc về quyền tiếp cận lương thực Olivier De Schutter đưa ra hồi đầu năm 2021, 1/5 dân số châu Âu, tức khoảng 92 triệu người, đang đối mặt với đói nghèo. “Khoảng tối dưới chân đèn” này, thiết nghĩ Nghị viện Châu Âu nên giải quyết trước, thay vì can thiệp thô bạo vào tình hình nội bộ của Việt Nam!

Hòa Xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.