Bà Châu Thị Ảnh đang tự diễn biến thành “Chí Phèo” ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Người dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hiện nay không còn xa lạ gì với bà Châu Thị Ảnh, sinh ngày 20/12/1963, nguyên giáo viên Trường Tiểu Học và THCS Xuân Long, thường trú tại khu phố Long Châu, Thị Trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tuy bà Châu Thị Ảnh là một giáo viên đã nghỉ hưu, nhưng người dân lại biết đến bà Ảnh với vai trò là chủ tài khoản facebook “Châu Thị Ảnh” hơn là biết về một cựu giáo chức. Thay vì tiếng lành đồn xa, thì bà Ảnh được biết đến phần nhiều là tiếng xấu. Điều gì đã xảy ra và gây nên nông nỗi này?

Vào trang facebook “Châu Thị Ảnh” thì tôi mới nhận ra những tiếng đồn lâu nay về bà Châu Thị Ảnh không còn là tiếng đồn nữa mà nó hiện hữu bằng hàng chục bài viết chửi bới trên tài khoản facebook này. Tôi không tìm đâu ra, dẫu là ít ỏi “hình ảnh” về một cô giáo trường huyện nữa. Trên tài khoản facebook này, bà Châu Thị Ảnh ra rả một chuyện đã tưởng như cũ rích được bà bới ra, cày xới ngày này qua tháng nọ như một “cái máy”, để bà đạt được điều gì khó ai có thể trả lời được cho thấu đáo. Vì một người bình thường không ai làm như thế cả. Mà lật lại “hồ sơ” vụ việc thì bà Châu Thị Ảnh chẳng có liên quan gì đến chuyện “mâu thuẫn hàng xóm về cái mương nước” mà bà thường xuyên “tố cáo”. Những xích mích thôn xóm, láng giềng là điều dễ xảy ra trong cuộc sống. Có những vụ việc người dân tự thương lượng, hòa giải với nhau để giữ tình làng nghĩa xóm. Có vụ việc phải nhờ đến pháp luật. Khi pháp luật đã giải quyết thì mọi người phải chấp hành, đó là tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền, mà bà Châu Thị Ảnh phải biết rõ điều đó.

Tôi nghĩ bà Châu Thị Ảnh có dấu hiệu bị hoang tưởng khi luôn cho rằng mình đúng, đại diện cho công lý nên ngang nhiên phán xét, chửi bới rất nhiều người, nhiều vụ việc, sẵn sàng xúc phạm đến cả những vị lãnh đạo địa phương. Qua những gì bà Ảnh thể hiện, tôi thấy bà có 02 cái sai rất lớn, đó là:

Một là, bà không biết giữ gìn hình ảnh của một nhà giáo. Bà thường xuyên sử dụng những từ ngữ thiếu chuẩn mực trên tài khoản facebook của mình. Đây là những đoạn văn bà thường xuyên đăng trên tài khoản facebook cá nhân (đã được lược bớt, viết tắt những từ khiếm nhã): “Thị trấn nhỏ của tôi đang bị một số mụ vợ cắm sừng các ông chồng đáng thương, mấy mụ tự biến mình thành VỢ GỌI để thỏa máu dâm loàn, nên các mụ bán L lấy tiền”, “Hạ nhân cách mình đi làm gái gọi, chủ gọi, vợ gọi, gái bao, lấy thân mình ngoại giao, kinh doanh vốn tự có. Cả ngàn cô gái VN lang thang khắp thế giới làm GÁI”, “Báo mạng sợ đéo (Đ) gì, mất dạy Đ sợ, chỉ mấy con mất nết Đ bậy bạ mà lại muốn làm cao chức to Đ bậy”…vv. Thử hỏi một người đàn bà như bà Ảnh suốt ngày viết ra những thứ như “dâm thư”, tục tĩu, thiếu căn cứ, xúc phạm đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như thế thì lấy tư cách đâu để nói chuyện đạo lý, nhân cách làm người.

Hai là, bà đang tự diễn biến thành một “Chí Phèo” ở huyện Đồng Xuân. Từ một câu chuyện đã cũ (cái mương nước), bây giờ bà lại can dự, lên tiếng về tất cả những vụ việc mà bà “nghe thấy”, dẫu chẳng có căn cứ gì bà vẫn cứ nhảy chồm lên chửi đổng, như một người đâm lao phải theo lao. Bà thường xuyên xuyên tạc, vu khống, nói xấu vô căn cứ hết ông PVT, đến các vị lãnh đạo địa phương. Khi cơ quan chức năng mời đến để làm rõ những nội dung đăng tải vì đã vi phạm Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, thì bà như con rùa rụt cổ, khóa trái cửa và tự nhốt mình trong nhà.

Ông bà ta thường nói “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Tôi viết bài này cũng mong rằng bà biết nhìn lại bản thân. Đừng chỉ vì một việc làm đúng mà cao hứng “dấn thân” làm trăm cái việc sai trái mà vẫn tưởng mình làm đúng, là rất hồ đồ. Chí Phèo của Nam Cao thì chỉ có một. Nhưng “Chí Phèo” trên mạng xã hội hiện nay rất nhiều. Không biết bà Châu Thị Ảnh có nhận ra được rằng bà đang tự diễn biến thành một “Chí Phèo” ở huyện Đồng Xuân hay không?

Thiện Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.