CẦN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG KẺ NHÂN DANH LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ CHỐNG PHÁ

Gần đây, trên trang mạng Thông Luận đã tán phát bài viết “Kinh tế không quan trọng đến thế” có nội dung xuyên tạc rằng “Phải yêu nước ở một mức độ nào đó thì người ta mới thấy phẫn nộ khi nhìn Đảng Cộng sản đập phá đất nước và giẫm đạp lên các giá trị nhân quyền…”. Mới nghe qua tưởng ta cứ tưởng như đó là một lời hiệu triệu đầy chính nghĩa, nhưng thực chất đây là một bài viết mang nặng tính quy chụp, cảm tính và nguy hiểm hơn là sự đánh tráo khái niệm nhằm núp dưới vỏ bọc “yêu nước” để chống phá đất nước.

Luận điệu cho rằng “phải yêu nước mới phẫn nộ với Đảng Cộng sản” là một lý giải thô thiển, thiếu hiểu biết. Ở đây, những kẻ thù địch đã khéo léo gắn nhãn “yêu nước” cho âm mưu chống phá, rồi đẩy những ai không phẫn nộ theo họ vào thế đối lập, bị gán là vô cảm, thờ ơ. Đây là một kiểu lập luận cực đoan, chia rẽ nội bộ nhân dân và phủ nhận mọi hình thức yêu nước khác ngoài phản đối chính quyền. Người yêu nước chân chính thì không cần gào thét phẫn nộ để chứng minh tình yêu Tổ quốc của mình và họ càng không cần nhận “chứng chỉ yêu nước” từ những nhóm người đang tự phong mình là đại diện cho chính nghĩa.

Về luận điệu cho rằng “Đảng Cộng sản đập phá đất nước, giẫm đạp lên nhân quyền” đã thể hiện một thái độ vu khống trắng trợn mà không đưa ra được bất kỳ dẫn chứng xác đáng nào. Không có phân tích chính sách, không có bằng chứng cụ thể, chỉ toàn những lời lẽ kích động cảm xúc. Trong khi đó, ai cũng có thể thấy rõ: Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận về kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, và đặc biệt là ổn định chính trị – điều kiện tiên quyết cho bất kỳ sự phát triển nào. Về vấn đề nhân quyền, cần nhìn nhận trong bối cảnh lịch sử, văn hóa và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Không thể lấy mô hình của phương Tây để áp đặt, rồi phủ nhận tất cả nỗ lực của một quốc gia khác.

Việc sử dụng những từ ngữ cực đoan như “giẫm đạp”, “đập phá” không phải là cách để đối thoại, mà là cách để xúi giục, chia rẽ. Đây không còn là tranh luận mà là kích động, không còn là đóng góp mà là mưu đồ thao túng cảm xúc nhằm đẩy xã hội vào trạng thái chia rẽ. Dân chủ không phải là sự nổi giận cao giọng, mà là sự lắng nghe, phân tích bằng lý trí. Một xã hội phát triển không thể được dẫn dắt bởi những luận điệu mang tính cực đoan hóa cảm xúc, mà cần được xây dựng bởi tinh thần trách nhiệm, đối thoại và đồng thuận.

Có thể thấy, nội dung bài viết đăng trên trang mạng Thông Luận không hề giúp người dân hiểu rõ thực trạng đất nước, mà chỉ gieo rắc sự hoài nghi, gieo rắc sự bất ổn, và lợi dụng danh nghĩa yêu nước để làm lung lay niềm tin của Nhân dân. Muốn đất nước phát triển, chúng ta cần tinh thần xây dựng chứ không phải phá hoại, cần đối thoại chứ không phải kích động, cần đoàn kết chứ không phải chia rẽ. Yêu nước là hành động thiết thực, là trách nhiệm với hiện tại và tương lai của dân tộc, chứ không thể là chiếc mặt nạ cho những mưu đồ chính trị đen tối.

(PBH)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *