Đến bao giờ RSF mới thôi xuyên tạc về nền tự do báo chí của Việt Nam?

Mới đây, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) công bố bản báo cáo thường niên của tổ chức này về “Chỉ số tự do báo chí của của các quốc gia trên thế giới”, trong đó đánh giá Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được coi là “những ‘nhà tù’ lớn nhất đối với các nhà báo”. Theo tổ chức này, “tại Việt Nam, nơi có 7 nhà báo chuyên nghiệp và 21 bloggers đang bị giam cầm, các giới chức đã tiến hành một làn sóng bắt giữ mới vào tháng 5 và tháng 6, nhiều khả năng là vì lý do Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra vào tháng 1/2021” và dẫn ra những cái tên không mấy xa lạ trong làng “đấu tranh dân chủ”, như: Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Trần Đức Thạch, Phạm Đoan Trang… Chỉ chực chờ có thế, những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, nếu không muốn nói là thù địch với Việt Nam vội vớ lấy và bày trò “té nước theo mưa”, gào thét vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”… hòng hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đến bao giờ RSF mới thôi xuyên tạc về nền tự do báo chí của Việt Nam?

Sự thật thì sao?

Việt Nam luôn ủng hộ và bảo đảm thực thi quyền tự do báo chí trên thực tế. Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà trên nền tảng đó, Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hoá quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng các văn bản pháp lý. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình; mạng di động phủ sóng 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số; hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng internet và hơn 62 triệu người dân sử dụng mạng xã hội. Về nguồn nhân lực hoạt động báo chí, cả nước có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.047 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo.

Về nội dung thông tin trên báo chí, trong những năm qua, báo chí đã phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nội dung thông tin phong phú, toàn diện, có tính phản biện xã hội cao, tập trung vào các vấn đề lớn, quan trọng của đất nước, như: phát triển kinh tế – xã hội; tăng cường quốc phòng – an ninh; chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền thông tin đối ngoại… Bên cạnh các chương trình, tin tức thực hiện bằng tiếng Việt, một số cơ quan báo, đài còn thực hiện các chương trình, ấn phẩm bằng các tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ bà con các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa; thực hiện sản xuất các tin, bài trực tiếp bằng các ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật) hoặc phụ đề ngoại ngữ để giúp thông tin tuyên truyền lan tỏa trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như cộng đồng quốc tế… Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các tiện ích trên mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng, phong phú; thông tin báo chí trở nên công khai, minh bạch và phổ biến tới người dân.

Những số liệu, dẫn chứng cụ thể trên cho thấy diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang diễn ra rất sôi động, phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, RSF đã phớt lờ các thành tựu nổi bật của Việt Nam trên lĩnh vực báo chí trong thời gian qua để tung ra hàng loạt các cáo buộc vô căn cứ, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do báo chí, vi phạm dân chủ, nhân quyền… Rõ ràng, RSF đang cố tình lờ đi Công ước của Liên hợp quốc là dù khẳng định quyền giữ vững quan niệm không bị ai can thiệp, quyền tự do phát biểu quan điểm của con người trong xã hội nhưng để thực hiện các quyền đó, con người có bổn phận, trách nhiệm và có thể bị giới hạn bởi pháp luật khi có liên quan tới quyền tự do và danh dự, nhân phẩm của người khác, tới an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng… Điều này có nghĩa là nhân quyền nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng không phải là vô hạn, mà trong các trường hợp cụ thể phải được chế định bởi luật pháp của từng quốc gia. Ở Việt Nam, những quyền trên cũng được quy định rất rõ ràng trong Hiến pháp, cụ thể: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Việt Nam cũng như ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành. Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Trần Đức Thạch, Phạm Đoan Trang đều là những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, đương nhiên phải bị trừng trị thích đáng!

Như vậy, có thể thấy rằng những gì mà RSF nói ở trên là hoàn toàn sai sự thật, không có cở sở, là vu khống, xuyên tạc và đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác có “đất” để bám vào mà tru tréo, tiếp tục “to mồm, lớn tiếng” xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam! Vì vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái này!

M.A

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *