KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra nhiều ý kiến mang tính chủ quan, phiến diện, tiêu cực, thâm chí cực đoan về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của của Đảng và Nhà nước Việt Nam được. Chúng cho rằng, Việt Nam có hai chính sách tôn giáo: Chính sách bảo đảm trên hình thức và chính sách không bảo vệ, thông qua “cơ chế xin – cho” và tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”. Bọn học còn vu cáo chính quyền Việt Nam “kiểm soát tôn giáo”, khiến cho các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc phải im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước… Mục đích sâu xa của chúng là nhằm gây chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính quyền.

Cần khẳng định rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được pháp luật bảo hộ và luôn được bảo đảm, thực thi trong thực tế. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật liên quan đến tôn giáo tương đối hoàn chỉnh, từ Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Với sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam cơ bản đã xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo, tín ngưỡng làm công cụ pháp lý cho việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới ban hành luật riêng về tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được thực hiện trong thực tiễn, được pháp luật bảo hộ và được chính quyền tạo điều kiện. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động ở khắp các vùng, miền, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp xã hội, nhất là vào dịp đầu năm, lễ hội truyền thống… Tín đồ các tôn giáo đều thực hiện sinh hoạt tôn giáo thường xuyên trong gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống của mỗi tôn giáo. Các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài, thu hút một số lượng rất lớn, không chỉ tín đồ, mà cả những người không theo tôn giáo tham dự.

Như vậy, việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho mọi người dân là chính sách nhất quán, luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực thực hiện trong thực tiễn bằng ý chí và quyết tâm cao. Các luận điệu cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam là cái cớ để các lực lượng cực đoan can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, tạo sức ép cho Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế nhằm hướng Việt Nam theo kiểu tự do, dân chủ phương Tây, từ đó chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, với những thành quả đã đạt được từ lý luận cho đến thực tiễn trong suốt quá trình đổi mới, sự thật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Chúng ta cần nhận diện và đấu tranh không khoan nhượng với mọi mưu đồ lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam.

(BVPB)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *