LẠI CHIÊU TRÒ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM MỘT CÁCH LỐ BỊCH!
Vừa qua, nhân việc cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Hoàng Thị Minh Hồng và các thành viên khác của tổ chức CHANGE để điều tra về tội trốn thuế thì các thế lực thù địch, cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đồng loạt kêu gào, chỉ trích Việt Nam “trấn áp” quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội của công dân và cho rằng đây là một phần của “sự kìm hãm ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận” ở Việt Nam. Đồng thời, cho rằng, việc Việt Nam sử dụng luật được định nghĩa “mơ hồ” để bắt giữ người “một cách tùy tiện” là đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã cam kết. Từ đó, kêu gọi Việt Nam sửa đổi các điều khoản hình sự liên quan để phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền…
Vụ việc lần này của Hoàng Thị Minh Hồng làm chúng ta liên tưởng tới vụ của Ngụy Thị Khanh – cựu Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green ID). Hay trước đó là vụ của Mai Phan Lợi – cựu Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) và Bạch Hùng Dương – cựu Giám đốc MEC; hay vụ của Đặng Đình Bách – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển Bền vững (LPSD). Từ câu chuyện của Green ID, MEC, LPSD và bây giờ là CHANCE, dễ dàng nhận thấy các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đang cố tình lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để bao biện cho các hành vi sai phạm từ đó đả kích chính quyền nhân dân. Có thể thấy, bằng chiêu đánh tráo khái niệm một cách lố bịch quen thuộc, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, thiếu thiện chí với Việt Nam đã cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, hướng lái dư luận về bản chất vụ việc, từ đó vu khống Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như làm suy giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sự thật thì, việc cơ quan chức năng của Việt Nam bắt Hoàng Thị Minh Hồng và các thành viên khác của tổ chức CHANGE để thẩm vấn là hoàn toàn hợp pháp và có căn cứ pháp lý rõ ràng, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng không phải là một hành động “trấn áp” quyền tự do ngôn luận hay tự do lập hội của người dân Việt Nam. Đây là một vụ án hình sự thuần túy, là biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật pháp liên quan đến việc vi phạm luật thuế của Việt Nam và hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động môi trường hay nhân quyền. Thử hỏi có nơi nào trên thế giới mà các hành vi vi phạm pháp luật lại không phải bị xử lý?
Việc các tổ chức, cá nhân cố tình bao che, dung túng cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho những kẻ vi phạm pháp luật là đã can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền, vi phạm các quy chuẩn quốc tế. Điều 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) đã quy định rất rõ rằng: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền. Thể chế chính trị ở Việt Nam là do lịch sử, dân tộc, nhân dân Việt Nam lựa chọn, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc, được quốc tế, các quốc gia và các tổ chức chính thức thừa nhận, tôn trọng. Vì vậy, việc các tổ chức cố tình sử dụng chiêu trò đánh tráo khái niệm để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là hoàn toàn sai trái, cần phải bị đấu tranh, bác bỏ!
M.A.