Lại vẫn cái trò vu khống, bịa đặt, lừa đảo
Sau 38 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có nỗ lực nhằm bảo đảm tự do Internet. Tuy nhiên, vẫn có cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí từ bên ngoài, đưa ra những đánh giá phiến diện, bóp méo thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do internet. Để tiếp tục phụ hoạ cho sự vu khống, bị đặt, lừa bịp đó, mới đây trên “Rfatiengviet” lại cho phát tán“Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị LHQ chất vẫn Việt Nam về vi phạm tự co Internet”. Đây là sự xuyên tạc rất trắng trợn về tình hình tự do Internnet của Việt Nam.
Vẫn chỉ là sự “tung hứng”, làm nóng vấn đề nhân quyền, tự do Intenet ở Việt Nam, lấy cớ để can thiệp, gây sức ép chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch đã đưa ra những thông tin bịa đặt, vu khống, thiếu thực thế về tình hình tự do Internet của Việt Nam. Để “phụ hoạ” cho sự xuyên tạc, bịa đặt, chúng đưa ra “dẫn chứng” về việc những đối tượng bị cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam bắt, truy tố, xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ, các cá nhân, tổ chức thù địch, phản động như: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Hoài Nam … Qua đó, để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tự do báo chí, tự do Interntet ở Việt Nam, tìm cách hạ uy tín và kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn xuyên tạc, phủ nhận rồi “kêu gọi” đòi bỏ những điều khoản trong Bộ Luật hình sự, Luật An ninh mạng và Nghị định của Chính phủ Việt Nam quy định về xử lý các hành vi lợi dụng Internet để vu khống, xuyên tạc, thông tin sai sự thật, tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là những hành vi đi ngược lại với khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của dân tộc Việt Nam.
Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946 đã hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo thống kê của năm 2022, Việt Nam là một trong số những quốc gia có số lượng người sử dụng internet cao nhất trên thế giới với 72,1 triệu người; số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone 94,2 triệu, riêng số người dùng mạng xã hội hiện nay có 76,95 triệu người, tương đương với 78,1% dân số. Đây là minh chứng rõ nét về quyền tự do Internet ở Việt Nam.
Nhận thức rõ những nguy cơ lợi dụng tự do trên không gian mạng đe dọa đến an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội, hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại. Tại Mỹ, tòa án tối cao cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn mang tính chất phỉ báng, xúc phạm và gây hấn; ở nhiều nước Châu Âu cũng đưa ra những quy định với hình phạt cụ thể trong sử dụng Internet nhằm chống lại mọi hình thức tuyên truyền kích động; tiến hành xử lý hình sự đối với những phát ngôn thù ghét và kích động. Bên cạnh đó, trong nỗ lực chung, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù địch, tiêu cực trên Internet, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên Internet với sự cam kết đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, dán nhãn và gỡ bỏ các phát ngôn thù địch hay các nội dung bất hợp pháp trên các nền tảng mạng xã hội của các doanh nghiệp mạng trên thế giới như: Google, Facebook, YouTube, Twitter, Microsof và TikTok.
Có thể khẳng định rằng bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều có quy định xử lý hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Việc đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận, tự do Internet để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu bất chấp luân lý, đạo đức và luật pháp.
Như vậy, việc Rfatiengviet.org cho phát tán“Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị LHQ chất vẫn Việt Nam về vi phạm tự co Internet” chỉ là sự vu khống, bịa đặt, là trò lừa bịp Nhân dân, đánh lừa dư luận với mục đích nhằm lôi kéo một bộ phận Nhân dân thiếu thông tin, kích động họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến truyền thống, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, mọi cán bộ, đảng viên và người dân cần phải nâng cao cảnh giác trước sự vu khống, bịa đặt, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(NVV)