Nước Mỹ – Thiên đường của đám “dân chủ cuội” là điển hình của tình trạng kỳ thị và phân biệt chủng tộc trong thế kỷ XXI

Những ngày qua, sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ) bị gây ra bởi một người cảnh sát da trắng, khiến đông đảo người dân nước này phẫn nộ tràn ra đường phản đối, yêu cầu chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Làn sóng biểu tình biến thành bạo loạn, cướp bóc và đốt phá, gây nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội cho “xứ cờ hoa”.

Những gì diễn ra cho thấy, dù đạt được nhiều bước tiến, song xã hội Mỹ vẫn tồn tại nhiều mặt trái, nhất là tình trạng kỳ thị và phân biệt chủng tộc, sắc tộc, mà nói cụ thể ra, đó là căn bệnh bạo lực của cảnh sát nhằm vào người da màu ở Mỹ, là sự phân hoá xã hội ngày càng trầm trọng và sâu sắc theo thời gian. Đây là căn bệnh trầm kha, căn bệnh kinh niên của nước Mỹ, kể từ ngày lập quốc cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chỉ tính riêng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, nước Mỹ đã xảy ra hàng chục vụ sát hại, phân biệt chủng tộc gây rúng động thế giới. Xin thống kê một số vụ điển hình sau đây:

– Tháng 4/2001, bạo loạn bùng phát ở Cincinnati, bang Ohio, sau khi một cảnh sát da trắng sát hại một thanh niên da màu 19 tuổi tên là Timothy Thomas. Vụ bạo loạn này đã làm 70 người bị thương và Thị trưởng thành phố Charlie Luken đã phải ban bố tình trạng giới nghiêm trong vòng 4 ngày.

– Tháng 7/2014, Eric Garner, một người đàn ông da đen bị tình nghi phạm tội vặt bị cảnh sát New York đốn ngã và khóa cổ trên vỉa hè. Video từ các nhân chứng ghi lại cho thấy người đàn ông này thều thào: “Tôi không thở được” và gục xuống. Cái chết của Garner đã kích hoạt các cuộc biểu tình ở New York và khắp nước Mỹ.

– Tháng 4/2015, xuất phát từ vụ thanh niên da màu Freddie Gray, 25 tuổi, tử vong do chấn thương cột sống nghiêm trọng sau một tuần bị cảnh sát giam giữ ở Baltimore, đã thổi bùng lên một làn sóng biểu tình phản đối cảnh sát ở thành phố Baltimore, bang Maryland, và sau đó lan rộng ra các thành phố lớn nằm ở bờ Đông nước này như thủ đô Washington, New York, Boston…

– Tháng 8/2016, các cuộc biểu tình của khoảng 200 người tại thành phố Milwaukee, thuộc bang Wisconsin, nhằm phản đối vụ một nam thanh niên 23 tuổi bị cảnh sát bắn chết trước đó cùng ngày, đã biến thành bạo loạn sau khi xảy ra xung đột giữa những người biểu tình và lực lượng thực thi pháp luật.

– Tháng 8/2017, cuộc tuần hành ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, của hàng ngàn người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan da trắng cùng các nhóm ủng hộ cánh hữu ở Mỹ đã nhanh chóng biến thành bạo lực do vấp phải sự phản đối từ những nhóm ủng hộ quyền lợi cho người da đen và chống phân biệt chủng tộc. Nguyên nhân là do những tranh cãi xung quanh việc thành phố Charlottesville quyết định phá bỏ tượng đài tướng Robert E. Lee, người đã lãnh đạo Liên minh miền Nam (nhóm thất bại trong cuộc nội chiến Mỹ giai đoạn 1861-1865). Quyết định này đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người ủng hộ chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”. Các cuộc đụng độ này đã khiến 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Tháng 7/2019, để phản đối việc cảnh sát bắn chết hai người da màu, cả ngàn người đã tập trung trên đường phố Dallas, bang Texas để biểu tình. Nhiều người đã đưa ra biểu ngữ mang đầy tính thông điệp: “Tôn trọng quyền được sống hay mong chờ sự phản kháng”.

– Ngày 25/5/2020, người đàn ông da đen George Floyd, 46 tuổi, ở Minneapolis, tiểu bang Minnesota đã chết sau khi bị sỹ quan cảnh sát da trắng Derek Chauvin còng tay, dùng đầu gối đè lên cổ để ghì anh xuống đất trong quá trình bắt giữ. Trong video ghi lại tình cảnh đó, Floyd liên tục nói: “Tôi không thể thở được”.

Như vậy, qua vụ người đàn ông da đen George Floyd bị giết chết, càng thấy rõ: Mỹ – một đất nước luôn được các đối tượng chống đối Nhà nước Việt Nam coi là thiên đường của dân chủ, nhân quyền, là hình mẫu để Nhà nước Việt Nam phải noi theo trong việc bảo đảm về nhân quyền; đất nước luôn đi phán xét các nước khác trong cái báo cáo về nhân quyền hằng năm lại mang trong mình cái u nhọt về nạn phân biệt chủng tộc, sự bất bình đẳng trong đối xử giữa người với người. Nước Mỹ và các đối tượng cuồng dân chủ Mỹ phải nhìn nhận lại chính bản thân mình trước khi phán xét những đất nước khác. Thế mới biết, những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành và thực thi tốt các chính sách liên quan đến nhân quyền tốt như thế nào và những sự vu cáo của Mỹ hay các đối tượng thù địch khác về vấn đề này chỉ là sự xuyên tạc vô căn cứ, vì động cơ chính trị xấu mà thôi.

(NQ)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.