Philippines có thể lờ phán quyết biển Đông để Trung Quốc khai thác dầu khí chung

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất việc sẽ chia cổ phần theo tỷ lệ cho Manila kiểm soát trong một công ty liên doanh về năng lượng, khai thác dầu khí ở Biển Đông với điều kiện Philippines phải bác bỏ phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 30-8-2019

Trong chuyến đi của ông Duterte tới Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị Manila: “Hãy để mọi người liên hệ với các công ty của Trung Quốc. Nếu như đạt được gì, chúng tôi sẽ đủ nhã nhặn để trao cho quý vị 60%, còn công ty Trung Quốc chỉ nhận 40%”. Theo trang tin Philstar, trước những lời hứa hẹn, mời chào của ông Tập, Tổng thống Duterte không nói rõ là đồng ý hay không, nhưng nói rằng “EEZ là một phần phán quyết của Tòa Trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để theo đuổi các hoạt động kinh tế”.

Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết ông Tập Cận Bình nhắc Manila rằng hợp tác sẽ mang lại tiến bộ lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên trên biển. Miễn là Philippines quên đi phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế. Bà Hoa Xuân Oánh tiết lộ: “Tổng thống Duterte bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh hợp tác tìm kiếm và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines. Đối với một số tình huống cụ thể, các nhóm làm việc giữa hai quốc gia sẽ tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ”.

traodoiCuộc họp ngắn trao đổi giữa lãnh đạo hai nước Philippines và Trung Quốc.

Phán quyết của toà PCA hồi năm 2016 trong vụ kiện của Philippines trước việc Trung Quốc ra yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông là phi pháp. Từ đó đến nay Trung Quốc luôn bác bỏ kết quả của phiên toà này, đồng thời gia tăng các hành vi gây hấn trên Biển Đông.

Mặc dù, phán quyết của tòa Trọng tài như vậy nhưng trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Duterte luôn tìm cách làm bạn với ông Tập Cận Bình, hy vọng đảm bảo duy trì các khoản đầu tư hàng tỷ USD. Philippines luôn tránh thách thức, đụng chạm Trung Quốc về các hoạt động coi thường luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Trong khi đó, Việt Nam luôn quyết tâm ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta và gây bất ổn tình hình biển Đông của Trung Quốc. Tất nhiên, lập trường của Việt Nam là không can thiệp vào quan hệ song phương hay đa phương của nước ngoài cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Nhưng nếu sự hợp tác ở bên ngoài ấy đưa đến nguy cơ và hành động xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thì Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn cản và loại trừ sự xâm phạm ấy.

ngonco.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.