Thiếu hiểu biết khi cho rằng “Việt Nam sẽ gặp phải khủng hoảng lương thực, thiếu đói”

Ngày 30/10, đại diện của chính quyền Ucraina phát biểu rằng: “Việt Nam sẽ gặp phải khủng hoảng lương thực, thiếu đói nếu như thỏa thuận lương thực Nga – Ukraine bị phát vỡ”. Liệu sự việc có diễn ra đúng như vậy sau phát ngôn này không hay là người phát ngôn của nước bạn không hiểu gì về tình hình Việt Nam, nhất là vấn đề an ninh lương thực của quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất nhì thế giới?

Chúng ta biết rằng, kể từ khi thành lập cho đến nay, Việt Nam luôn quan tâm, coi vấn đề an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước.

Sự thực trong nhiều năm qua đã chứng rằng, Việt Nam là quốc gia đứng trong TOP đầu xuất khẩu lương thực trên thế giới. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ nguồn nhập khẩu ngũ cốc của bất cứ nước nào trên thế giới. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa gạo và hơn 6,5 triệu tấn thịt các loại đủ để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra quốc tế.

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa là Việt Nam có nguồn lương thực dồi dào và có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Thế thì sao mà khủng hoảng lương thực được nhỉ?

Một vấn đề nữa cần được khẳng định rằng, Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và mong các quốc gia khác cùng hợp tác quốc tế, tham gia có trách nhiệm xử lý vấn đề này. Minh chứng rõ ràng nhất là những nỗ lực của Việt Nam đối với người dân ở châu Phi trong việc phát triển nông nghiệp.

Theo cơ quan chức năng, mỗi năm, Châu Phi nhập khẩu khoảng 12-13 triệu tấn gạo và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn cho châu Phi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cử hơn 2.000 chuyên gia nông nghiệp sang giúp các nước Châu Phi trồng lúa, ngô và nuôi cá dưới hình thức hợp tác ba bên như: FAO – Châu Phi – Việt Nam, IFAD – Châu Phi – Việt Nam hoặc JICA – Châu Phi – Việt Nam… Nhờ vậy, năng suất lúa gạo và cá của một số nước Châu Phi tăng gấp đôi, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho nhiều nước Châu Phi. 

Vì vậy, việc nhận định Việt Nam sẽ “bị khủng hoảng lương thực, thiếu đói nếu như thỏa thuận lương thực Nga – Ukraine bị phát vỡ” thì thật là khiên cưỡng và thiếu hiểu biết về tình hình Việt Nam của đại diện chính quyền Ucraina. Mong rằng, việc phát ngôn của chính quyền Ucraina trong thời gian tới cần phải thận trọng và chính xác để tránh ảnh hưởng quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với nhau.

(HXH)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *