SỢ SAI, SỢ TRÁCH NHIỆM – BIỂU HIỆN CỦA SUY THOÁI
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện các nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta đã thu được kết quả tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực được xử lý nghiêm. Những vụ án ấy đã ít nhiều tác động đến tâm lý cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu thiếu bản lĩnh sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm gì. Có cán bộ thốt lên rằng “Làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”, vì thế mà không muốn làm gì. Trong thực tế khi nhận nhiệm vụ, hầu hết cán bộ, đảng viên đều hứa hẹn sẽ tận tâm, tận lực mang hết khả năng và tinh thần trách nhiệm để cống hiến; khi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng là lời tuyên thệ trước Đảng: Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác… Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng cao đòi hỏi cán bộ, đảng viên cần phaỉ không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh, đạo đức, trình độ, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ thì một số cán bộ đảng viên đã không giữ được lời hứa của mình khi ngại khó, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm gì. Có người còn nói: “Bây giờ làm việc gì cũng sợ sai, làm xong rồi cũng không biết có sai hay không, sai cũng không biết sai chỗ nào và thậm chí không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm”. Đây là câu chuyện không mới, cán bộ biết sợ sai là tốt, như vậy sẽ tránh được cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố; nhưng sợ đến mức không dám làm, không dám hành động gì vì sợ sai, sợ trách nhiệm và không biết làm như thế đúng hay sai là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố rất rõ: “Ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”. “Nếu anh nào làm không tốt thì thay luôn, chúng ta không thiếu người… Tiền bạc chết có mang theo được đâu, danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”.
Như vậy cán bộ không dám làm hay im lặng, nghĩa là thiếu trách nhiệm, có thể hiểu là anh không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật chứ không phải không hiểu luật. Luật ở đây là những quy định về chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và những nhiệm vụ phải làm được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật chứ không tách rời với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh.
Nguyên nhân của câu chuyện này là xuất phát từ chuyện cán bộ, công chức đạo đức kém, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu vén, lợi ích nhóm, làm những việc không đúng pháp luật. Một nguyên nhân nữa không dám làm và sợ, cho thấy tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ không đáp ứng nhưng vì ham quyền lực, háo danh nên tìm mọi cách để được vào làm cán bộ, công chức, để đạt được chức vụ mong muốn, đến khi được tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt vào vị trí đó không biết làm gì cho nên dẫn tới bị cấp dưới thao túng và luôn cảm thấy mất tự tin và lo sợ. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ cán bộ sợ sai không dám làm là vì cơ chế. Ở thời điểm này cơ chế có thể đúng, nhưng ở một thời điểm khác có thể sai?. Bản chất cơ chế, chính sách là đúng nhưng cái không đúng là người ta lợi dụng cơ chế để làm những việc khuất tất để phục vụ cho lợi ích sân sau, lợi ích nhóm. Vì thế không thể đổ cho cơ chế. Nếu là cơ chế, tại sao nhiều cán bộ công chức quyết tâm vượt khó, đồng cam, cộng khổ vì dân, vì nước được nhân dân quý trọng chứ nhất quyết không và quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực? Không thể nói số đó không hiểu luật, mà họ có đạo đức, có tự trọng, có danh dự
Tình trạng cán bộ, đảng viên sợ sai không dám làm gì là rất đáng báo động. Điều đó sẽ làm mất đi động lực, cơ hội phát triển, kìm hãm sự phát triển, nhất là ở những cơ quan đơn vị, địa phương có vị trí quan trọng. Thực tế cho thấy một khi làm đúng chức trách, phận sự của mình trong công việc thì không phải sợ gì cả. Rõ ràng sợ sai không dám làm là do năng lực yếu kém, có vấn đề nên làm gì cũng sợ. Nếu anh có tài, có năng lực thật sự thì không phải sợ gì cả…
(NVS)