Thời điểm phê chuẩn EVFTA giữa Việt Nam và EU – cơ hội cho NGO can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam?

Mới đây, trang tiếng Việt của VOA liên tiếp đăng tải hai bài viết “26 tổ chức NGO kêu gọi EP hoãn phê chuẩn EVFTA” (04/02) và “Các tổ chức quốc tế kêu gọi hoãn phê chuẩn EVFTA với VN” (05/02). Theo VOA, Các tổ chức phi chính phủ (NGO) – bao gồm tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) – nói rằng việc đa số nghị viên trong Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) bỏ phiếu ủng hộ thông qua thoả thuận vào ngày 21/01 là một điều “đáng tiếc”. Các tổ chức trên cho rằng phiên họp ngày 11/02 sắp tới là một cơ hội để các nghị viên châu Âu “sửa chữa sai lầm”. Vì các tổ chức này cho rằng Việt Nam cho tới nay chưa thực hiện yêu cầu cải thiện nhân quyền mà các nghị sĩ châu Âu đã đề ra. Các tổ chức này cũng yêu cầu các nghị viên đòi hỏi Việt Nam phải thả các “tù nhân chính trị”, trong đó có Phạm Chí Dũng và nhiều “tù nhân lương tâm” đang bị giam giữ khác; đưa ra cột mốc thời gian cụ thể về việc phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về tự do thành lập công đoàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động và nhân quyền) trong năm 2021; thành lập cơ chế giám sát và khiếu nại độc lập cho những người bị tổn hại trong trường hợp các cam kết trên bị vi phạm…

EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu)

NGO căn cứ vào đâu để đưa ra những luận điệu xuyên tạc thiếu căn cứ và đòi hỏi phi lý như vậy? Lý do duy nhất mà các tổ chức này đưa ra đó là trong những năm gần đây số lượng các vụ xét xử và bắt giam các blogger, “nhà báo” và những người “bất đồng quan điểm” ở Việt Nam đã gia tăng. Trong đó có Phạm Chí Dũng và những “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” khác như Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Bắc Truyển…

Cần phải khẳng định lại một điều rằng, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Những thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh việc bảo đảm các quyền con người cho nhân dân, Việt Nam cũng có quyền thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự ổn định, phát triển của đất nước. Phạm Chí Dũng hay những “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” mà các tổ chức phi chính phủ kia nêu tên thực chất là những kẻ chuyên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, thường xuyên tán phát các thông tin tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những kẻ lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền thực hiện các hành vi chống phá chế độ, vi phạm pháp luật, đương nhiên phải bị xử lý, trừng trị thích đáng. Đó là điều không có gì phải bàn cãi. Thử hỏi ở đâu trên trái đất này, những kẻ có các hành vi chống lại Hiến pháp, chống lại Nhà nước không bị bắt, không bị xử lý? Những cái gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, “người bất đồng quan điểm” chỉ là các khái niệm mà những kẻ thiếu thiện chí, thậm chí là thù địch với Việt Nam dùng để “mị dân” mà thôi. Xin khẳng định lại một lần nữa rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”.

Thông qua vụ việc lần này, cũng như những gì mà NGO thiếu thiện chí với Việt Nam – bao gồm tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) đã làm thời gian qua, có thể thấy các tổ chức này đã và đang cố tình can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đó là điều không thể chấp nhận được!

Mộc An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.