HRW LẠI DIỄN TRÒ HỀ!

Mới đây, nhân việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chuẩn bị có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) lại diễn trò hề khi kêu gọi người đứng đầu chính phủ Nhật Bản gây sức ép với chính quyền Việt Nam liên quan vấn đề nhân quyền.

Theo tổ chức này, Việt Nam đang gia tăng đàn áp nhắm vào những “nhà hoạt động nhân quyền” với việc bắt giữ, xét xử 51 người bao gồm những “nhà hoạt động”, “nhà báo công dân” và “nhà bất đồng chính kiến” trong khoảng thời gian hơn một năm trở lại đây. Câu chuyện này không khỏi làm chúng ta liên tưởng đến sự kiện hồi tháng 10/2020, trong thời gian Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ngài Suga Yoshihide và Phu nhân Suga Mariko thăm Việt Nam. Lúc đó, HRW cũng đã ra thông cáo, kêu gọi “Nhật Bản nên sử dụng đòn bẩy là nhà tài trợ chính của Việt Nam và Indonesia để gây sức ép lên cả hai (chính quyền), chấm dứt vi phạm quyền con người…” sau những luận điệu vu cáo quen thuộc rằng Việt Nam đang “tiếp tục có những vi phạm về các quyền dân sự và chính trị của người dân bằng cách hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, tụ tập ôn hoà, tự do tôn giáo…”. Kết quả thì sao? “Đáp lại” lời kêu gào thảm thiết của tổ chức này, chuyến thăm của Thủ tướng Suga đã thành công tốt đẹp. Qua chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Việt Nam, trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Nhật đến thăm Việt Nam khi Việt Nam đang là Chủ tịch ASEAN là biểu hiện của sự ủng hộ vai trò trung tâm của Hiệp hội; đồng thời, muốn cùng Việt Nam xác định hướng hợp tác lâu dài, đặc biệt là phối hợp trong chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Sự thành công của chuyến thăm này chính là cú tát thẳng mặt những kẻ cố tình thọc sâu chiếc vòi phá hoại nham hiểm vào công việc nội bộ của Việt Nam như HRW, tổ chức phản động Việt Tân… Dù vậy, với bản chất phản động của mình, các tổ chức này dù bị tát đau như vậy vẫn không từ bỏ dã tâm phá hoại đất nước Việt Nam.

Công ước của Liên hợp quốc dù khẳng định quyền giữ vững quan niệm không bị ai can thiệp, quyền tự do phát biểu quan điểm của con người trong xã hội nhưng để thực hiện các quyền đó, con người có bổn phận, trách nhiệm và có thể bị giới hạn bởi pháp luật khi có liên quan tới quyền tự do và danh dự, nhân phẩm của người khác, tới an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng… Điều này có nghĩa, nhân quyền nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng không phải vô hạn, mà trong các trường hợp cụ thể phải được chế định bởi luật pháp của từng quốc gia. Ở Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi công dân có quyền bình đẳng, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực hiện quyền con người, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc tự do không hạn định, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác và tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc HRW cố tình bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam là đã vi phạm các quy chuẩn quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền. 

Điều 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) đã quy định rất rõ rằng: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền. Thể chế chính trị ở Việt Nam là do lịch sử, dân tộc, nhân dân Việt Nam lựa chọn, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc, được quốc tế, các quốc gia và các tổ chức chính thức thừa nhận, tôn trọng. Vì vậy, không một quốc gia, tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. HRW cũng không ngoại lệ! Việc HRW hết lần này đến lần khác cố tình xuyên tạc, bôi lem tình hình nhân quyền tại Việt Nam, ra sức can thiệp, gây sức ép nhằm phá hoại những thành quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước, luật pháp quốc tế, cần phải bị lên án mạnh mẽ!

M.A.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *