Chỉ những kẻ thiểu năng mới không thấy được tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường

Thời gian gần đây, bên cạnh những bài viết phân tích một cách khách quan cả mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nước ta, trên mạng xã hội vẫn còn một số đối tượng cố tình nhìn nhận lệch lạc về vấn đề này, rồi đổ lỗi cho Đảng Cộng sản. Trên trang mạng xã hội, trong bài “Toàn cầu hóa không có lỗi”, với những lời lẽ không thiện tâm, thiện ý, Đỗ Ngà cố tình đổ lỗi cho Đảng ta khi cho rằng tình trạng “tội phạm cao và đạo đức xã hội xuống thấp không phải do lỗi của mặt trái kinh tế thị trường mà là do lỗi của Đảng cộng sản vì đã có những chính sách sai lầm”. Rõ ràng, đây không thể là ngôn từ của người bình thường, bởi chỉ có những kẻ thiểu năng không nhận thức được đúng – sai, tốt – xấu, mặt tích cực – mặt tiêu cực, mới đổ lỗi cho Đảng CSVN một cách vô lối như vậy. Bởi lẽ:

Ảnh minh họa

Thứ nhất, mặt trái kinh tế thị trường đã làm cho những hiện tượng tiêu cực xã hội diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp hơn

Trong kinh tế thị trường, vì mục tiêu tăng thêm lợi nhuận, nên chủ nghĩa cá nhân có dịp phát triển cao độ, lối sống ích kỷ, thực dụng, vì mình mà quên người, vì lợi mà bỏ nghĩa có nguy cơ lan rộng, bào mòn nhân tính. Quan hệ giữa người với người dễ bị chi phối bởi quan hệ trao đổi hàng – tiền, dẫn đến cách nhìn nhận và đánh giá con người thông qua giá trị của cải vật chất. Do vậy, những kiểu cá nhân giàu về đời sống vật chất, nhưng nghèo nàn về đời sống tinh thần, thừa tiền nhưng thiếu văn hóa… đã và đang xuất hiện trong đời sống xã hội. Mặt khác, do sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, tức là sự phát triển của một số người này lại bị trả giá bằng sự hy sinh của một số người khác.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, vai trò của đồng tiền cũng tăng lên. Do vụ lợi, vì đồng tiền mà làm biến dạng các mối quan hệ, kể cả đạo đức, ngay trong gia đình, tình trạng con cái hắt hủi bố mẹ vì coi họ là gánh nặng không còn là hiện tượng cá biệt; truyền thống tôn sư trọng đạo có phần bị xem nhẹ, người ta trở nên xa lạ ngay đối với hàng xóm của chính mình… Sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với khuynh hướng mở rộng nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm bộc lộ nguy cơ tất cả đều có thể trở thành hàng hóa, nghĩa là có thể mua bán được, càng có nhiều tiền càng có khả năng mua được nhiều thứ. Đó là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tệ sùng bái tiền, sùng bái vật chất và những hành vi phản đạo đức, gây tác hại nghiêm trọng đến quá trình xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh.

Các loại tệ nạn xã hội có nguyên nhân từ mặt trái kinh tế thị trường như: Tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma túy, mại dâm… với mục đích trục lợi diễn biến phức tạp. Nhiều nơi tôn nghiêm như các di tích lịch sử, đền chùa cũng bị một số kẻ lợi dụng để buôn thần, bán thánh nhằm trục lợi. Cùng với đó, các loại tội phạm như tội phạm kinh tế, tội xâm hại trật tự an toàn xã hội ngày càng tinh vi, phức tạp. Điều đó cho thấy, chính mặt trái kinh tế thị trường đã làm nảy sinh và trầm trọng thêm vấn đề tội phạm và đạo đức XH. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự xuyên tạc của Đỗ Ngà

Thứ hai, Đảng luôn quan tâm đề ra những chủ trương đường lối đúng đắn nhằm xây dựng con người mới, xã hội mới và khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường đạt được những kết quả quan trọng

Đánh giá khách quan, toàn diện, từ khi có sự lãnh đạo của Đảng nhất là thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, công cuộc xây dựng con người mới, xã hội mới luôn được quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng. Sự năng động, sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân được phát huy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được mở rộng, công tác an sinh xã hội có chuyển biến rõ nét, đem lại cho Nhân dân những quyền và lợi ích thiết thực. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn khởi trước những thành tựu mà đất nước đạt được.

Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý thức về giá trị truyền thống lịch sử dân tộc, về bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được các tầng lớp nhân dân coi trọng. Các phong trào hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, thiện nguyện, xây dựng quê hương giàu mạnh, gia đình hòa thuận… được các tầng lớp nhân dân đón nhận và hưởng ứng tích cực – với phương châm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đạo đức cách mạng được quan tâm giáo dục sâu rộng, có ý nghĩa định hướng hành vi con người, đã đem lại những thay đổi mang tính cách mạng trong lao động, sản xuất và chiến đấu, trong công tác và sinh hoạt đời thường của cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần trực tiếp bảo đảm thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những thành tựu to lớn có ý ngĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới; đồng thời góp phần hạn chế những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là sản phẩm tất yếu và khách quan trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường luôn tồn tại hai mặt đối lập tích cực và tiêu cực, do đó cần nhận thức đầy đủ để có giải pháp phù hợp phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân bên cạnh nhận thức đúng và tích cực thực hiện đường lối chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc tình hình, đổ lỗi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng như Đỗ Ngà và đồng bọn./.

(Nhân Văn Việt)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *