Cộng đồng mạng cần cảnh giác với cái tên Phan Bá Hoài

Trong thời gian vừa qua, nhiều đối tượng đã sử dụng các tài khoản Facebook cá nhân của mình đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung tố cáo mà không gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố cáo. Đáng chú ý, ngoài những người có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết pháp luật, những đối tượng có trình độ cao, am hiểu pháp luật cũng sử dụng Facebook cá nhân để đăng bài tố cáo với những mục đích cá nhân không trong sáng.

Cộng đồng mạng cần cảnh giác với cái tên Phan Bá Hoài

Lướt trên Facebook, vô tình phát hiện tài khoản có tên “Hoài Phan” đăng tải ĐƠN TỐ CÁO đề ngày 11/11/2019, nơi gửi Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam; Chủ nhiệm UBKT TƯ; Thủ tướng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên. Tố cáo một số cán bộ cấp xã và cấp huyện của huyện Sông Hinh vi phạm về công tác cán bộ và công tác quản lý đất đai. Tại bài viết ghi thông tin, người tố cáo Phan Bá Hoài; sinh năm: 20/11/1982; nguyên là: Trí thức trẻ – công chức Tư pháp của UBND xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên (giai đoạn 2010 – 2016); thường trú tại: Thôn Tân An, Eabar, Sông Hinh, Phú Yên; số ĐT: 0977758256. Khai thác trên Facebook tên “Hoài Phan” ghi nhận những thông tin cá nhân: Về công việc: Tạp chí điện tử Langmoi.vn; Học vấn: từng học tại trường Đại học Đà Lạt. Nghi ngờ bài viết có dụng ý xấu, để thỏa mãn tính tò mò, chúng tôi đã lần theo những thông tin thể hiện trên trang Facebook cá nhân “Hoài Phan” và ghi trong bài viết, vượt hơn 80km, đi qua những đoạn đường ngoằn ngoèo cuối cùng chúng tôi cũng lên đến xã EaBar để tìm hiểu thực hư, qua gặp gỡ hỏi thăm nhiều người, cuối cùng chúng tôi cũng thu được những thông tin từ những nhân chứng đảm bảo tính thuyết phục liên quan đến cái tên Phan Bá Hoài, xin phép được chia sẻ cho cộng đồng mạng biết.

Phan Bá Hoài, sinh năm 1982, đã từng học tại trường Đại học Đà Lạt và nhận tấm bằng Cử nhân Luật học vào khoảng năm 2009. Sau khi ra trường, Hoài xin vào làm việc tại Phòng Văn bản pháp quy của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên và sau đó được chuyển về làm Công chức Ban Tư pháp – Hộ tịch của UBND xã EaBar, huyện Sông Hinh. Quá trình công tác, Hoài được tạo điều kiện kết nạp vào Đảng CSVN, tuy nhiên cũng nhanh chóng bị khai trừ Đảng và bị buộc thôi việc vì đã thực hiện hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật trong tiếp nhận và xử lý đơn thư.

Theo một số nhân chứng cung cấp: Năm 2015, Hoài tiếp nhận đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hà trú tại xã EaBar, Sông Hinh, tố cáo bà Ngô Thị Kim Ngân – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã và ông Nay Y Ba – cán bộ địa chính xã đã bán đất trong phạm vi chợ EaBar cho ông Nguyễn Văn Lượng trú tại thôn ChưBLôi, EaBar. Sau khi tiếp nhận đơn, Hoài không báo cáo lãnh đạo để được chỉ đạo, phân công lực lượng thẩm tra, xác minh xử lý mà tự ý đi gặp ông Hà ra điều kiện để ông Hà rút đơn và đồng thời đi gặp những người bị tố cáo là bà Ngân và ông Ba đề nghị 02 người này chuyển tiền cho Hoài với số tiền mỗi người 300 triệu đồng để Hoài giải quyết vụ việc. Khi người bị tố cáo không đồng ý đưa tiền thì Hoài đã nhiều lần gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần để ép bà Ngân và ông Ba đưa tiền cho Hoài với lời lẽ nếu không đưa tiền thì sẽ bị mất việc, đi tù, ảnh hưởng đến con cái sau này….

Phát hiện được hành vi trên của cán bộ công chức, đồng thời là đảng viên, Huyện ủy, UBND huyện Sông Hinh đã phân công cán bộ thẩm tra, xác minh và có quyết định khai trừ Đảng, cho thôi việc đối với Phan Bá Hoài. Sau khi bị buộc thôi việc, Hoài đã nhiều lần làm đơn tố cáo nhiều cán bộ xã EaBar có sai phạm mà từ lúc Hoài còn là đảng viên và là công chức cấp xã nhưng lại không có ý kiến, đấu tranh gì. Mặt khác, trong quá trình thẩm tra những nội dung theo đơn tố cáo của Hoài trước đây, cơ quan chức năng đã mời Hoài làm việc để đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ nhưng Hoài bất hợp tác, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm tra, xác minh làm rõ hành vi sai phạm của cán bộ theo nội dung tố cáo để có cơ sở và xử lý theo quy định của Pháp luật.

Năm 2018, Hoài từng là cộng tác viên của Tạp chí nông thôn mới, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay Hoài không còn cộng tác với Tạp chí nữa. Do vậy, nếu Hoài vẫn sử dụng bất cứ giấy tờ gì liên quan đến Tạp chí nông thôn mới để hoạt động báo chí đều là giả mạo phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí này.

Từ những thông tin trên, tác giả xin nêu ra quan điểm cá nhân của mình liên quan đến cái tên Phan Bá Hoài như sau:

– Đây là người từng công tác ở lĩnh vực pháp luật nhưng viết đơn tố cáo đăng lên Facebook cá nhân là cố tình làm sai quy định, đây là hành vi “thọc gậy bánh xe” để gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước.

– Hoài không có tinh thần đấu tranh vì cái chung, mà chỉ vì động cơ cá nhân không trong sáng, lúc còn là đảng viên không đấu tranh để xây dựng theo đúng tinh thần của Đảng, sau khi bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị buộc thôi việc thì quay lại tố cáo những người đã kề cận, từng công tác cùng với mình. Đó là hành vi của kẻ tiểu nhân, nếu còn đứng trong hàng ngũ của Đảng, sau này sẽ là kẻ hại nước, hại dân.

– Thông qua hành vi sai  phạm của Hoài khi còn là công chức xã đủ đánh giá Hoài là người thiếu phẩm chất đạo đức, chủ yếu “làm tiền” không thể tin tưởng được. Những nội dung bài viết đăng trên Facebook “Hoài Phan” lẽ ra chúng tôi đã quan tâm để làm rõ nhưng khi phát hiện tác giả của bài viết là người không đáng tin cậy nên chúng tôi xin phép không đề cập đến.

Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều người có chút kiến thức tự xưng là nhà báo của các trang báo điện tử đến gặp gỡ, nhận viết bài giúp đỡ người dân liên quan đến những vấn đề mà người dân đang bức xúc, thực chất là để trục lợi cá nhân. Những nhà báo chân chính, họ không sử dụng Facebook cá nhân để viết, đăng tải những bài viết giống như Facebook “Hoài Phan”. Xin  thông tin đến cộng đồng mạng biết để cảnh giác với cái tên Phan Bá Hoài này.

 (Văn Phú)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.