ĐẤT NƯỚC NÀO ĐỨNG SAU SONG SẮT?

Vừa qua, Đài Á Châu tự do (RFA) đăng tải bài viết “Đất nước sau song sắt” để công kích việc Đảng, Nhà nước ta xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm luật pháp Việt Nam. Trong bài viết của mình, RFA cho rằng Điều 117 và Điều 331 Bộ luật Hình sự của Việt Nam là “mù mờ” và thường dùng để “bịt miệng” những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền”, đồng thời dẫn ra những cái tên bị truy tố theo các tội danh quy định tại các điều trên và vu cáo Nhà nước Việt Nam sử dụng các điều luật này để “bóp nghẹt” quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân đã được Hiến định. Có thể thấy, đây không phải là lần đầu tiên RFA cố tình tung ra các nhận định, bình luận sai lệch hòng làm thay đổi bản chất, giá trị luật pháp và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước Việt Nam. Với chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” quen thuộc, nhà đài này tiếp tục thể hiện sự thiếu khách quan, thiếu thiện chí khi cố tình cổ xúy cho các đối tượng chống phá đất nước Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”.

Nên nhớ, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… Ở Việt Nam, người dân có nghĩa vụ tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Việc xử phạt cá nhân với các điều khoản tương ứng với hành vi, tính chất phạm tội là việc làm đương nhiên của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong một quốc gia. Quá trình xét xử, luận tội, toà án xem xét công và tội rõ ràng, công minh, chẳng có gì là “mù mờ” hay “mơ hồ” cả.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với luật pháp, công ước quốc tế. Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Song Điều 29 và Điều 30 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng khẳng định một điểm chung bắt buộc, đó là các quyền tự do ấy phải trong khuôn khổ pháp luật của từng quốc gia độc lập, trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, chứ không thể có một thứ gọi là tự do tùy tiện, bất chấp. Việc RFA cố tình đánh giá sai lệch hoàn toàn về tình hình nhân quyền Việt Nam, cố tình bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam là đã can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền, vi phạm các quy chuẩn quốc tế. Từ những điểm trên cho thấy, chẳng có đất nước nào đứng sau song sắt như RFA đã rêu rao mà chỉ có RFA đứng sau song sắt – bị cầm tù bởi những kẻ phá hoại mà thôi!

Quỳnh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *