Đỗ Ngà mượn cớ để suy diễn nhằm chống phá

Trong bài viết “Bản chất của những cuộc biểu tình ở xứ độc đảng” đăng trên trang quyenduocbiet.com ngày 28/11/2022, Đỗ Ngà lại cào bàn phím, lại luận về dân chủ để suy diễn tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân, để rồi chống phá Đảng khi cho rằng chính quyền cộng sản “chèn ép toàn dân” và cần phải có dân chủ, thực thi dân chủ tư sản, vì “dù có thừa nhận hay không thì thực tế giữa Đảng Cộng Sản và nhân dân cũng mâu thuẫn về quyền lợi”…

1. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nên Đỗ Ngà đừng mượn cớ nữa

Thực tế thì các nhà dân chủ rởm như Đỗ Ngà thường luận về dân chủ, sự ưu việt của dân chủ ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ để so sánh với việc thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nga… rồi từ đó cho rằng, ở các nước đang có một Đảng lãnh đạo thì không thể có dân chủ, vì Đảng đó không bao giờ vì nhân dân và những lời nói, lời hứa của Đảng cầm quyền đều là “mị dân”.

Chưa dừng ở đó, Đỗ Ngà còn lấy dẫn chứng về “chính sách bảo hiểm y tế Obamacare” hay “việc ông Trump dự định xây bức tường ngăn biên giới giữa Mexico và Mỹ” cũng “có thành phần này ủng hộ nhưng thành phần khác thì phản đối”, để từ đó cho rằng, “trong một quốc gia thì không bao giờ có loại chính sách nào là “đem lại lợi ích cho toàn dân” và “trong cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì Đảng Cộng Sản hay nhắc đi nhắc lại câu nói “đảng và nhân dân là một” đấy là một câu nói hoàn toàn mị dân”.  Thật ra, Đỗ Ngà chỉ nghĩ được 1 mà không chịu nghĩ 2, 3.

Đỗ Ngà đã quên rằng, chủ trương, đường lối cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt của Đảng từ năm 1930 đã không chỉ đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân cả nước mà còn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. Đó chính là: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[1], nên được toàn dân đồng lòng tin tưởng, ủng hộ, đi theo, chịu sự lãnh đạo của Đảng để giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 à?. Nội dung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, mà còn là niềm tin và hy vọng của các tầng lớp nhân dân vào một tương lai tươi sáng của đất nước, nên nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang tiến hành thành công sự nghiệp xây dưng, bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đó sao?.

Kỳ thực thì đâu đó vẫn có một bộ phận người nào đó, nhóm người nào đó như Đỗ Ngà theo đuôi các thế lực thù địch chỉ thích nhìn vào những hạn chế để thổi phồng khuyết điểm; chỉ thích so sánh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với các quốc gia khác, rồi suy diễn, chống phá Đảng mà không chịu thừa nhận những kết quả đã đạt được; không chịu so sánh vị thế, vai trò của đất nước Việt Nam hôm nay với Việt Nam trước tháng 4/1975 hay xa hơn nữa là trước tháng 8/1954, trước tháng 1/1930 có sự đổi thay như thế nào?

Nói để Đỗ Ngà hiểu là, ở Việt Nam “chính sách” mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể “đem lại lợi ích cho toàn dân” chính là xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc. Sự nghiệp cách mạng lớn lao này này đã, đang và luôn được mọi người dân Việt Nam yêu nước chân chính tin tưởng, ủng hộ và góp sức mình vào. Nên, suy diễn để bôi đen là nghề kiếm cơm của Đỗ Ngà, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam không “nói xạo”, mà là nói thật và làm thật để từng bước đưa đất nước phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng luôn là sự thật đó!

2. Làm gì cũng phải thượng tôn pháp luật

Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc… gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Một Đảng không chỉ là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” mà còn “chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” thì không thể quyền lợi của Đảng và quyền lợi của nhân dân “đối nghịch nhau” được phải không Đỗ Ngà?

Hơn nữa, kiểu suy diễn như thầy bói nhìn chỉ buộc chân voi để suy luận như Đỗ Ngà thế này: “về bản chất chính sách của chính phủ ở xứ dân chủ là ưu ái một thành phần dân chúng trong xã hội và làm bất lợi lợi cho thành phần khác chứ không phải ưu ái cho đảng mà chèn ép toàn dân như Chính quyền Cộng sản” khiến người đọc mắc cười. Ở đâu ra luận cứ cho rằng, Đảng cầm quyền “ưu ái cho đảng mà chèn ép toàn dân như Chính quyền Cộng sản”. Thực tế ở Việt Nam, Đảng có chèn ép toàn dân hay không? Đảng có nỗ lực trong từng quyết sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân hay không, thì nhân dân là người hiểu nhất.

Đỗ Ngà không chỉ cho rằng “biểu tình ở các nước dân chủ, hầu hết là phản đối chính sách. Để giải quyết ổn thỏa, chỉ cần thay đổi chính sách là giải quyết vấn đề”, mà còn thâm độc khi nhận định rằng, “trong khi đó biểu tình tại xứ độc đảng thì rất dễ biến thành biểu tình chống chế độ” để nói về Việt Nam và Trung Quốc. Đương nhiên, trong mỗi quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam vẫn có còn khoảng cách giàu nghèo; vẫn còn có những vấn đề chính quyền các cấp cần tiếp tục phải giải quyết…, song như vậy không có nghĩa là, “ở các nước dân chủ tư sản, nếu quyết sách của Đảng “không vừa lòng số đông, thì họ bị thay thế bởi đảng phái khác”, còn “với nhà nước độc đảng như Việt Nam, khi chính quyền thấy rằng, họ không thể quản được vấn đề gì thì họ cấm” và “điều đó không phải Đảng vì mình đẩy hết thiệt thòi về cho dân sao?” như Đỗ Ngà quy chụp.

Thực tế là Việt Nam hay Trung Quốc thì mỗi quốc gia đều có Hiến pháp và hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ chính thể. Ở Việt Nam, Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” và Điều 25 cũng ghi rõ “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Nên nếu cuộc biểu tình mà “xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” thì là vi phạm pháp luật. Vấn đề ở đây không phải là “dễ biến thành biểu tình chống chế độ” mà là các hoạt động tuyên truyền, tham gia biểu tình trái với quy định của pháp luật thì là hoạt động chống phá chế độ. Còn việc Trung Quốc, Việt Nam phải thực thi dân chủ tư sản – thì chắc chắn là không rồi nhé Đỗ Ngà!

Do đó, Đỗ Ngà đừng có suy diễn về những “sự việc” của đất nước Trung Quốc, để kích động nhân dân bằng sự phản động của mình rằng “nhà nước độc đảng luôn tìm cách đè nén để dân đừng trỗi dậy nên về bản chất, nhà nước này đang đặt ngai vàng cai trị của mình trên kho thuốc nổ. Sẽ không có nhà nước độc đảng nào “muôn năm” được. Nó sẽ chết vào một thời điểm lịch sử nào đấy, không thể khác được” nhằm chống phá Đảng và chế độ. Đồng thời, Đỗ Ngà càng không thể vì những vấn đề diễn ra trong đại dịch Covid-19 mà nhận định rằng “năm ngoái, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng theo cách “quản không được thì cấm” và đẩy người dân Việt đến giới hạn. May mà dân khí đất nước yếu chứ nếu đủ mạnh thì Đảng Cộng Sản khó mà đối phó được “kho bom” dân Việt”. Nói thế, hồn thiêng sông núi nước Việt và dân khí của quốc gia “quật” cho “liệt mồm” đó Đỗ Ngà!.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội 2011, t.3, trát

(HSV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.