HRW hãy ngưng xàm ngôn!

Mới đây, nhà đài RFA đăng tải bài viết “Theo dõi Nhân quyền kêu gọi tân Thủ tướng Úc thúc ép Việt Nam thả tù nhân chính trị”. Theo đó, trong bài viết của mình, RFA loan tin hôm 16/6 vừa qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã gửi thư ngỏ cho Thủ tướng Úc Anthony Albanese kêu gọi gây sức ép lên chính phủ một số nước, trong đó có Việt Nam để buộc Việt Nam cũng như các nước này phải “cải thiện tình trạng nhân quyền”.

Theo HRW, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 -4/2022, Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ, kết án tù dài hạn ít nhất 52 “người hoạt động và blogger” chỉ vì họ “thực hiện các quyền cơ bản như tự do biểu đạt, lập hội và tôn giáo”. Hai cái tên được HRW dẫn ra để minh chứng cho những điều trên là Châu Văn Khảm – Việt kiều Úc, đang thụ án 12 năm tủ giam với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và Phạm Thị Đoan Trang – kẻ bị tuyên phạt 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Trong bức thư ngỏ của tổ chức HRW, Phil Robertso, Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW đã cho rằng: “Úc nên xem xét nghiêm túc và có hệ thống các mối quan tâm về nhân quyền trong tất cả các tương tác của họ với chính phủ Việt Nam, và cần lên tiếng công khai về các trường hợp quan trọng như Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm. Quá lâu rồi, chính sách ngoại giao của Úc về nhân quyền ở Việt Nam là nửa vời và luôn thực hiện kín kẽ, điều này cho phép Hà Nội giũ sạch những lo ngại đó mà không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả thực sự nào. Đã đến lúc Úc tham gia cùng các chính phủ cùng chí hướng khác quan tâm đến các vấn đề dân chủ và nhân quyền, đồng thời bắt đầu sử dụng ảnh hưởng của mình để tìm cách cải thiện tình hình nhân quyền đang ngày càng trở nên tồi tệ ở Việt Nam”. Đây là chiêu trò, thủ đoạn đã được HRW lặp lại nhiều lần hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như cổ vũ, hậu thuẫn cho những kẻ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam đã bị bắt, xử lý.

Cần phải khẳng định lại một lần nữa là ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” như HRW đã rêu rao. Những cái tên như Châu Văn Khảm hay Phạm Thị Đoan Trang thực chất là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam và bị pháp luật trừng trị. “Tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm” về bản chất là sự đánh tráo khái niệm nhằm cổ súy cho những kẻ đột lốt “dân chủ”, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và luật pháp quốc tế. Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.. Tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của công dân, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ nhân quyền, nhưng Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hành động đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lợi dụng quyền tự do để chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân. Bản án dành cho 2 đối tượng Châu Văn Khảm và Phạm Thị Đoan Trang là hoàn toàn thích đáng với những âm mưu và hành động phá hoại của chúng. HRW không có tư cách và cơ sở nào để gây áp lực đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền thông qua vụ việc của hai nhân vật trên. Việc HRW cần làm bây giờ chính là ngưng xàm ngôn!

H.X

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.