Luật nào cũng cần hoàn thiện theo nhịp phát triển của đời sống xã hội

Trên trang mạng xã hội có bài viết giật tile: “Hãy cảnh giác với Bộ luật dân sự 2015!” Của một nhân vật cũng rất nhiều bài hot với tư tưởng phản đối chống phá có tên là Ngô Huy Cương, đây là một bài viết với những suy nghĩ, quan điểm đánh giá, với cái nhìn thiếu khách quan, không đúng về một số nội dung trong Bộ luật dân sự 2015, mục tiêu là cố tình soi mói, lợi dụng cố tìm ra những hạt sạn, những điểm chưa hoàn thiện của một vài quy định trong luật, và các văn bản hướng dẫn…để so sánh với hệ thống pháp luật các nước phát triển trên thế giới, qua đó mỉa mai, nói xấu hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung, đặc biệt Bộ luật dân sự 2015 nói riêng.

Phải khẳng định rằng, Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành là một bước tiến bộ lớn của pháp luật dân sự Việt Nam. Trong đó, quy định mới về pháp nhân nói chung góp phần làm cơ sở cho Nhà nước điều chỉnh hành vi của chủ thế này, đặc biệt liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, các quy định về pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo nên sự nhận thức không thống nhất, dẫn đến hiểu sai bản chất của pháp nhân, làm ảnh hưởng tới vấn đề thực thi trên thực tế. Do đó cần có những nghiên cứu nhằm đề xuất định hướng hoàn thiện, góp phần điều chỉnh hiệu quả hành vi của pháp nhân trên thực tế, âu cũng là lẽ thường tình.  Vậy nhưng kẻ xấu thấp thoáng đâu đó đã lợi dụng để châm chọc, mở đầu bài viết như sau:“Ngay từ khi Bộ luật Dân sự 2015 chưa được thông qua, nhiều người, trong đó có tôi, đã thấy rõ nhiều khiếm khuyết, lỗi lầm và bất cập… của Bộ luật này.Chết nỗi mỗi lần nước ta thông qua được một Bộ luật Dân sự (từ 1995 đến giờ), người ta lại tổ chức ăn mừng và trao kỷ niệm chương cho những người liên quan hoặc “ké tí” vì xem đó như một thành tựu lớn về lập pháp”…

Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, một văn bản luật nào ngay khi ra đời cũng có những điều bất cập, điểm chưa hoàn thiện, ít khi hoàn hảo đến mức không có lỗi lầm hay khiếm khuyết, tuy nhiên thực tế pháp luật là đời sống, pháp luật được xây dựng xuất phát từ đời sống xã hội, nhu cầu và sự phát triển của xã hội loài người, vì vậy sau một thời gian thi hành nếu còn bất cập, hạn chế chúng ta lại xây dựng, đổi mới và hoàn thiện để nó phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Bộ luật Dân sự năm 2015 với tính chất là luật chung nhưng việc định nghĩa về pháp nhân thương mại của BLDS năm 2015 lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật quy định về pháp nhân thương mại như sau: “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên”. Tương tự, “Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên” theo khoản 1 Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015. Pháp nhân thương mại được hiểu là “… pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”… Như chúng ta biết, sau 10 năm thi hành, BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập. Những bất cập này đã được nêu cụ thể trong Tờ trình Quốc hội.

Về mặt pháp điển hóa pháp luật, đây là một lỗ hổng pháp luật do sự thay đổi quá nhanh. Điều này cho thấy rằng quá trình xây dựng 3 bộ luật thực ra là Việt Nam đoạn tuyệt dần với cơ chế bao cấp và từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đến BLDS 2015, Việt Nam đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Bộ luật dân sự 1995 được coi là thành quả lập pháp rất lớn, nhưng dấu ấn bao cấp, dấu ấn của sự can thiệp của Nhà nước trong nội dung của bộ luật vẫn còn nhiều. Do vậy, thực chất quan hệ dân sự cũng chỉ là chuyển từ vị thế bị trói chặt sang vị thế cởi mở hơn để có sự phát triển, nhưng để phát triển theo đúng nghĩa của nó thì còn nhiều vấn đề phải bàn. Chúng ta nói rằng Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước pháp quyền chỉ có hai nguyên tắc rất cơ bản đó là: người có quyền chỉ được làm những việc do luật định và chỉ được phép làm như vậy, còn người dân chỉ không được làm những điều luật cấm còn lại được làm tất. Đây cũng là lý do Việt Nam thường bị thua thiệt khi giải quyết tranh chấp với nước ngoài. Nhà nước với tư cách là thiết chế công chỉ cần can thiệp để bảo vệ lợi ích công, còn lại cần tạo không gian cho các quan hệ pháp luật dân sự khác phát triển. Nếu các quy định luôn trong tình trạng thay đổi và đôi lúc Nhà nước bổ sung quy định thêm hàng rào, nhà đầu tư sẽ không thể tính toán trước và dự liệu được ý đồ của Nhà nước. Điều nay gây khó khăn rất lớn cho các hoạt động kinh doanh và các quan hệ dân sự. Do đó, BLDS 2015 ra đời đã góp phần hiện thực thêm một bước, đó là bộ luật của quan hệ thị trường. Với nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền, năm 2001, Việt Nam đã sửa đổi Hiến pháp 1992 và tuyên bố Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tuyên bố còn nguyên tắc pháp quyền được thực thi vẫn chưa được nêu rõ. Hiến pháp 2013 đã không chỉ tuyên bố rõ ràng tại Điều 2 của Hiến pháp rằng Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền mà nguyên tắc pháp quyền còn chi phối toàn bộ Hiến pháp. Nguyên tắc này cũng đã chi phối BLDS 2015. Cứ hù dọa nhân dân cảnh giác với bộ luật là sao? Quá nực cười.

Nhìn chung, thể chế hóa các định hướng phù hợp với các mục tiêu mà Chính phủ đã xác định ngay từ đầu, BLDS 2015 đã có nhiều đột phá trong tư duy pháp lý và trong tạo lập cơ chế pháp lý đồng bộ, thống nhất về điều chỉnh quan hệ dân sự, về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân trong đời sống dân sự; ghi nhận, bảo vệ tốt hơn các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của người dân; qua đó bảo đảm hướng tới sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Có thể khẳng định, với những cải cách tương đối toàn diện, BLDS 2015 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự của Việt Nam.

(HSV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *