Xuyên tạc quyền tự do báo chí ở Việt Nam
Vừa qua RFA đưa tin về tình hình báo chí ở Việt Nam năm 2021. Bài viết có tiêu đề: “Việt Nam giữ các kỷ lục về bỏ tù nhà báo trong năm 2021”. Để chứng minh, RFA đưa ra thông tin: “Số nhà báo bị cơ quan chức năng Việt Nam bỏ tù một cách tùy tiện trong năm 2021 là 43 người… Với con số này, Việt Nam nằm trong số năm nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới tính từ tháng 1 đến giữa tháng 12/2021”.
Đi sâu hơn RFA cung cấp thông tin: Việt Nam “Cũng thuộc các quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nữ nhất với 4 người”. Trích theo tổ chức Không biên giới (RSF) bài viết đưa tin: “Trung Quốc là nước giam tù nhiều nhà báo nhất với 127 người, Myanmar thứ hai với 53 người, Việt Nam thứ ba với 43 người, Belarus 32 người và Ả Rập Xê Út 31 người”.
Đi sâu hơn, bài báo thông tin: Trong số 43 nhà báo bị Việt Nam bỏ tù có nhà báo nữ Phạm Đoan Trang mới ra tòa ngày 14/12 và chịu mức án chín năm tù. Trường hợp đáng chú ý Nhất trong năm 2021 là nhà báo Phạm Chí Dũng bị tuyên 15 năm tù – một mức án dài nhất cho nhà báo trong năm 2021. Bình luận về trường hợp Phạm Chí Dũng, RSF cho rằng, đây là “ mức án này là tiêu biểu của sự cứng rắn hơn của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam” (Đối với những người bất đồng chính kiến).
Theo “Tổng Thư ký RSF, Christopher Deloire nhận định là phản ánh của sự củng cố quyền lực độc tài khắp nơi trên thế giới, sự tích tụ những khủng hoảng, và những chế độ gồm Trung Quốc, Myanmar, Belarus không ngần ngại cai trị độc tài”. Ông này còn cho rằng: “Có thể đó là hệ quả của những mối quan hệ quyền lực địa chính trị mà qua đó những chế độ độc tài không bị áp lực đủ để phải chùn tay trong việc đàn áp”.
Về những thông tin trên đã có nhiều tài khoản đã bình luận: Một tài khoản cho rằng, RFA chỉ nói lấy được: Theo bài báo thì tất cả những kẻ “vào lò” đều là “nhà báo”…thiết nghĩ: Không phải ai viết bài, tung lên mạng cũng là “nhà báo”; Không phải những kẻ từng viết báo, từng là nhà báo, khi đã bị khai trừ ra khỏi tổ chức, tịch thu thẻ Hội viên vẫn là “ nhà báo”. Một tài khoản khác cho rằng: “Công bằng mà nói, nếu RFA viết rằng “một số người từng là nhà báo… bị cầm tù ” thì có thể chấp nhận được. Tài khoản này chứng minh rằng, số nhà báo ( nằm trong các tổ chức báo chí- có thẻ nhà báo, theo quy định của pháp luật và số lượng báo chí hiện nay của Việt Nam rất lớn. Tính tới ngày 31/12/2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí và 21.132 nhà báo ( có thẻ).
Trong thời đại internet, mạng xã hội,…nói đến quyền tự do báo chí ở Việt Nam ngày nay thì không được quên quyền tự do sử dụng internet, mạng xã hội. Cụ thể: Hiện nay Việt Nam là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (chiếm 70% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày.
Nhiều báo cáo chi tiết của các tổ chức quốc tế về xã hội số, chính phủ số, kinh tế số cũng bổ sung rõ hiện thực khách quan này. Theo báo cáo của tổ chức chính phủ điện tử (EGDI) Việt Nam có điểm số cao hơn mức trung bình của châu Á và thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện xếp thứ 6 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử. Ông Nguyễn Huy Dũng, thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông cho biết: “Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận Internet theo tinh thần Internet cho tất cả mọi người, hướng tới phổ cập Internet toàn dân…Việt Nam đang thực hiện mục tiêu của Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu:
-Mỗi người dân có một điện thoại thông minh;
-Mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao…
Hiện nay Việt Nam đang phát triển hạ tầng số quốc gia đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh IOT và giao tiếp máy – máy. Đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển, thành trung tâm Internet của khu vực. Việt Nam sẽ phát triển hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam và đi ra thế giới” (Ngũy Huy Dũng).
Có thế thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam được thể hiện trong các chính sách phát triển Internet: Nhà nước tôn trọng quyền của tất cả mọi người được tiếp cận Internet; Được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, được bảo đảm quyền tự do ngôn luận- nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Nói cách khác Việt Nam không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm sử dụng Internet xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát triển xã hội…
Như vậy, không có chuyện Việt Nam vi phạm quyền tự do sử dụng internet, mạng xã hội. Việc một vài từng là nhà báo bị bắt, phạt tù, trong đó có Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng,… là rất hãn hữu. Những kẻ bị bắt không phải vì họ làm nghề viết báo,…mà là vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Không phủ nhận rằng, số nhà báo bị cơ quan chức năng Việt Nam bỏ tù trong năm 2021 là không ít… Một tài khoản đã bình luận rằng: Nhà báo là nghề dễ gặp rủi ro, viết như chính sách pháp luật của Nhà nước thì không có người đọc,…viết thêm bớt “ mắm muối” cho vui,… thì sai…; Một tài khoản khác thì viết: Các hãng thông tấn, báo chí phương Tây, trong đó có BBC, RFA,…phải chịu trách nhiệm về việc nhiều “ nhà báo”( mạng) bị bắt vì họ đã “ gợi ý” và luôn sắn sàng đăng tài, phát sóng những bài viết xuyên tạc chính sách, pháp luật Việt Nam.
Ở quốc gia nào cũng vậy, quyền tự do báo chí luôn được quy định cụ thể quyền và những điều nghiêm cấm. Phổ biến nhất là Nhà nước nghiêm cấm tuyên truyền chống Chính phủ, xâm phạm quyền riêng tư và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Ở các quốc gia Hồi giáo, ai viết bài xúc phạm thánh A la, có thể bị tử hình
Trở lại quyền tự do báo chí, tự do sử dụng internet ở Việt Nam,…Thành Nam cho rằng, trong bối cảnh internet phát triển ,…mỗi người hãy có trách nhiệm khi sử dụng quyền của mình, không phải chỉ để không vi phạm pháp luật mà còn góp phần phát triển xã hội.
(HSV)