“Bàn tay bẩn” tiếp tục chống phá, cản trở EVFTA
Ngày 25-9-2019, 48 tổ chức quốc tế, trong nước tiếp tục gửi thư ngỏ, kiến nghị tới các nghị sỹ, Quốc hội châu Âu, Ủy ban Nhân quyền Quốc hội châu Âu xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, kiến nghị “cứu xét”, hoãn lại việc phê chuẩn, thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Thực chất họ là ai, có âm mưu gì?
“Bàn tay bẩn” đổi trắng thay đen – Họ là ai?
Trong những ngày vừa qua, cùng với việc gửi đến Quốc hội châu Âu (Nghị viện), thư ngỏ nêu trên được họ tung lên mạng xã hội, các trang của các tổ chức phản động lưu vong, đặc biệt nhiều phương tiện truyền thông quốc tế vốn có góc nhìn “nhãn cố” với thể chế chính trị Việt Nam lợi dụng dịp này để “đục nước béo cò”, khai thác, đăng tải triệt để.
Trong thư ngỏ, họ kêu gọi, kiến nghị các nghị sỹ, Quốc hội châu Âu hoãn lại việc xét, phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Họ cho rằng, EVFTA phải thật sự hỗ trợ cho các giá trị của EU qua thương mại; cho đến nay, Việt Nam chỉ có những hứa hẹn suông, gia tăng đàn áp đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, các ký giả dân báo và các nhà hoạt động môi trường.
Luật pháp, tòa án và hệ thống pháp lý được sử dụng để hình sự hóa việc thực thi ôn hòa các quyền hạn được quốc tế bảo vệ; những quyền hạn bị hình sự hóa bao gồm tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội, tham chính và quyền hoạt động cổ vũ cho nhân quyền. Các nạn nhân thường xuyên bị bắt giữ tùy tiện và bị đối xử tàn bạo.
Họ lu loa rằng, Thay vì xây dựng niềm tin, Việt Nam lại “gia tăng đàn áp” và tiếp tục “vi phạm các điều luật và chuẩn mực quốc tế đã được xác định trong Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền”, Công ước Quốc tế về Quyền chính trị và dân sự. Cuối cùng họ kiến nghị: Nếu không dừng lại EVFTA thì EU có nguy cơ giao thương với một quốc gia đàn áp chính người dân của họ – những người cổ xuý cho công nhân và các quyền tự do khác được đảm bảo bởi luật pháp và chuẩn mực quốc tế?
Nhìn danh sách các tổ chức ký tên xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, người ta không mấy ngạc nhiên, bởi những tổ chức quốc tế điển hình như: Phóng viên không biên giới (RFS), Law Right watch Canada, Radio TNT Hoa Kỳ…, các tổ chức trong nước và phản động lưu vong gồm: Việt Tân, Nhà báo Tự do, Người bảo vệ nhân quyền, các Hội đoàn chống cộng, chi hội Phật giáo thống nhất, Cộng đồng người Việt tị nạn, Liên minh quang phục Việt Nam…
Đây thực chất là các tổ chức của các cá nhân, phần tử chống đối, phản động lưu vong có nhiều hoạt động chống phá cách mạng với mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân; các tổ chức quốc tế nêu trên đều là tổ chức vốn có cái nhìn hằn học, thiếu thiện cảm với thể chế chính trị, thường có cáo buộc thiếu khách quan, vu cáo và nhiều hành động đi ngược lại với lợi ích của Việt Nam.
EVFTA lợi ích lớn, mở ra sự phát triển giữa hai bên
Ngày 30-6-2019, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam. Để EVFTA chính thức có hiệu lực, về thủ tục Hiệp định phải được Nghị viện châu Âu thông qua. Hiện tại, các cơ quan chức năng của hai bên đang tích cực để thúc đẩy hoàn tất thủ tục cuối cùng này và chính thức có hiệu lực.
Ngay sau lễ ký kết Hiệp định EVFTA, bà Cecilia Malmstrom – Cao ủy về thương mại của EU khẳng định, điều này đã thể hiện sự hợp tác lâu dài, lâu bền giữa 2 bên, đây là viên gạch, nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các bên trong hội nhập quốc tế. Nói về EVFTA, trên Vietnam Investment Review, Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia của Đức về Đông Nam Á thuộc Viện Các vấn đề quốc tế và an ninh (SWP) có trụ sở tại Berlin cho biết:Tiềm năng phát triển quan hệ đối tác thương mại giữa Việt Nam và EU là rất lớn nhờ những cơ hội phong phú do Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam đưa tới.
Trong khi đó, Tiến sĩ Daniel Muller, Giám đốc khu vực ASEAN của Hiệp hội doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương Đức (OAV), cho rằng: Giữa lúc căng thẳng thương mại toàn cầu, Việt Nam là một cửa ngõ đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp tiếp cận không chỉ thị trường Việt Nam mà còn ASEAN; thông qua các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã thể hiện một thông điệp mạnh mẽ về sự cởi mở trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng tăng. Với những lợi thế đa dạng của mình, Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn để hợp tác thương mại sâu sắc hơn với Đức.
Như vậy, có thể thấy lợi ích mà EVFTA đem lại là rất rõ ràng để thúc đẩy tăng trưởng mỗi bên, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ với ưu đãi về thuế đối với người tiêu dùng, cơ hội đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, EVFTA sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động đối với cả Việt Nam và EU.Lợi ích mà EVFTA đem lại là rất lớn.
Trong khi cả hai phía đang rất nỗ lực, trách nhiệm cao để EVFTA được hoàn tất, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động và người dân thì 48 tổ chức này lại gia tăng chống phá, ngăn cản. Họ đệ trình thư ngỏ, kiến nghị đòi trì hoãn, hủy bỏ thông qua Hiệp định mà hai bên đã dày công xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển tất yếu hiện nay.
Đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và nhân dân
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU vốn là hợp tác thương mại, đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế, mở ra môi trường phát triển giữa hai bên. Tuy nhiên, các tổ chức nêu trên lợi dụng hiệp định kinh tế này để “gán ghép, lắp ráp” vấn đề chính trị. Âm mưu của họ xác định, đây là thời cơ để xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền Việt Nam; qua đó lợi dụng,kiến nghị, yêu cầu EU thúc đẩy cái mà họ núp bóng gọi là “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam trước khi nghị viện thông qua EVFTA.
Họ vu cáo, xuyên tạc: Bộ luật hình sự của Việt Nam vi phạm trực tiếp đến Công ước Liên quốc tế về quyền chính trị và dân sự; yêu cầu xoá bỏ Điều 87 về quyền tự do lập hội, Điều 98 về thương lượng tập thể, yêu cầu Uỷ ban nhân quyền điều tra và Việt Nam thả những người họ gọi là “tù nhân chính trị”.
Âm mưu sâu xa trong những trong những điều họ đưa ra không ngoài mục đích cuối cùng là thúc đẩy “tự do hoá” chính trị, thực hiện “xã hội dân sự”, mở đường cho tự do hoá việc hình thành các tổ chức chính trị, xã hội, thể chế “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Trên cơ sở đó lật đổ, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và cuối cùng là thay đổi thể chế chính trị ở nước ta.
Họ lợi dụng, “đục nước béo cò”, “lựa gió bẻ măng” vận động, gây sức ép thả những “tù nhân chính trị” (thực chất là những đối tượng đang chịu hình phạt tù chủ yếu về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (theo Điều 109, Bộ luật Hình sự 2015). Đây là những thành viên tích cực của các tổ chức này.
Họ tung lên mạng xã hội, một số phương tiện truyền thông quốc tế để vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam, kích động các tổ chức trong nước gia tăng các hình thức hoạt động chống phá, tạo nhận thức thức lệch lạc, mất niềm tin đối với Việt Nam. Mục đích chính trị đen tối, cản trở, phá hoại EVFTA, họ đã đi ngược lại với lợi ích nhân dân hai bên và lợi ích dân tộc Việt Nam.
Phù hợp với Công ước quốc tế, Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, Việt Nam đã nội địa hóa, thống nhất hóa trong hệ thống pháp luật hiện hành. Ngay tại Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III vừa qua, Hội đồng Nhân quyền đã đồng thuận quyết định thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam.
Đại diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ phát biểu hoan nghênh nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, nỗ lực không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an ninh xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo.
Qua đây, các cơ quan chức năng Nghị viên châu Âu, tổ chức quốc tế cần có cách nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, không để “bàn tay bẩn” với âm mưu đen tối lợi dụng.
CAND