BBC lại xuyên tạc sự thật về công nhân Việt Nam

Một bài viết mới đây trên BBC lại thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng công nhân Việt Nam đã làm việc kiệt sức và lợi dụng tình hình dịch bệnh đang phức tạp ở một số nơi để xuyên tạc khuếch trương việc một số công nhân, người dân về quê tránh dịch là “thảm họa nhân đạo”… Bài viết đó do tác giả T.K.Tran gửi bài từ Đức cho BBC nhưng lại viết về những tình hình ở Việt Nam “như đúng rồi”, một kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, cố tình vẽ ra “bức tranh khốn khó của người công nhân Việt Nam trước khi có dịch Covid”.

Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất tại một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh.

1. Luận điệu của T.K.Trần cho rằng ở Việt Nam công nhân phải làm việc 48 giờ trong khi công chức chỉ làm việc 40 giờ/tuần, rồi quy kết vẽ ra sự khốn khó của người lao động nhằm mục đích để đổ lỗi cho chính quyền.

Ai chả thấy rõ cái kiểu một cái ảnh nhân ra nhiều cái ảnh, một vài khó khăn, một số cảnh khó khăn để quy rụp và thổi phồng lên như vậy.

Về mặt pháp lý, tiền lương tối thiểu được quy định trong Luật Lao động nhằm bảo đảm đời sống tối thiểu cho người lao động. Đó được hiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, tức là phù hợp với năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu hiện nay được quy định theo 3 vùng (Vùng I mức 4,42 triệu đồng, Vùng II mức 3,92 triệu, Vùng II mức 3,43 triệu/tháng). Trên cơ sở mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động và công bố công khai tương ứng phù hợp với các tiêu chí yêu cầu cụ thể về trình độ, năng lực, kỹ năng của người lao động.

Luật Lao động Việt Nam không quy định ấn định công nhân phải làm việc 48 tiếng/tuần hay 6 ngày như T.K.Trần cố tình đưa tin sai sai lệch. Mà để bảo vệ quyền lợi của người lao động, luật đã quy định rõ giới hạn tối đa thời giờ làm việc và  quy định tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi, nghĩa là không cho phép người sử dụng lao động hay công nhân làm việc quá thời giờ tối đa và có thời giờ nghỉ ngơi không ít hơn thời giờ tối thiểu theo luật định. Đồng thời, luật cũng quy định những ngày nghỉ, các chế độ bảo hiểm, đào tạo, bảo vệ những người yếu thế như phụ nữ, người tàn tật… Những điều này rõ ràng nhằm bảo vệ, bảo đảm các quyền lợi chính đáng và điều kiện đủ sống ít nhất ở mức bình thường cho bất kỳ người lao động nào.

Như vậy không có chuyện luật ấn định cán bộ công chức chỉ làm 40 giờ/tuần mà công nhân phải làm 48 giờ/tuần như bài trên BBC cố tình đưa sai sự thật. Nếu đọc toàn bộ và kỹ càng Luật Lao động Việt Nam cho thấy Luật đã nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện an sinh xã hội và nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế – xã hội, trên cơ sở bảo vệ bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Rồi chính T.K.Tran lại nêu Việt Nam hiện là một trong số 44 quốc gia trên Trái đất còn giữ chế độ làm việc 48 tiếng/tuần và tuy nhiên không hẳn là số giờ làm việc nhiều là vấn đề, bởi vì có một số quốc gia tuy đã phát triển nhưng vẫn làm việc nhiều như Hàn Quốc (52 giờ/tuần) hay Singapore (60 giờ/tuần), mà vấn đề cốt lõi ở đây là tiền lương quá thấp.

Trên thực tế, lương trung bình của công nhân, người lao động ở Việt Nam khoảng 7,5 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp trả lương cho những người lao động có trình độ đào tạo kỹ năng ít tốn kém hơn như nhân viên bảo vệ, nhân viên giao nhận, nhân viên dọn dẹp vệ sinh… với mức lương khoảng 5-10 triệu tùy theo quy mô và trình độ khoa học công nghệ của từng doanh nghiệp.

Đối với cán bộ, công chức, người tốt nghiệp đại học có mức lương khởi điểm công chức khoảng 3,5 triệu đồng + phụ cấp ăn trưa + chế độ thưởng (2,34 x 1,49 triệu) (tức khoảng 5-8 triệu đồng). Để làm được việc, cán bộ công chức phải không ngừng làm việc tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, nắm bắt yêu cầu thực tiễn… Từ đó được nâng lương theo thang bậc lương phù hợp với vị trí trình độ, kinh nghiệm và yêu cầu chất lượng sản phẩm công việc.

Tính tổng thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ở ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới (năm 2020 đạt khoảng 4,2 triệu đồng/tháng/người, giảm 1% so năm 2019). Với một nước có xuất phát điểm thấp với đầy những nhiều khó khăn thì đây là một kết quả thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

2. Những ngày này, khi dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội một số tỉnh thành phía Nam đang diễn biến phức tạp, người dân được yêu cầu ở yên một chỗ để ngăn chặn dịch lây lan. Một số người lao động do ngừng làm việc, điều kiện sinh hoạt tất yếu bị hạn chế cộng thêm tâm lý lo lắng và mong ngóng về quê với người thân, nên đã tìm cách rời Thành phố để di chuyển về quê, đã được các lực lượng chức năng hỗ trợ, chính quyền địa phương quê nhà tổ chức đón tiếp, cách ly và hỗ trợ đời sống. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, lực lượng chống dịch đã quá tải, các cấp và cơ quan cũng căng mình chống dịch, thì mỗi người dân bất kể là ai đều có trách nhiệm chống dịch, “ai ở đây ở yên đấy”, việc người dân được yêu cầu không di chuyển ra khỏi địa bàn đang giãn cách xã hội là điều hết sức cần thiết. Chính quyền TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… kịp thời tổ chức hỗ trợ lương thực thực phẩm, triển khai tiêm chủng toàn dân. Mấy ngày qua nhiều người lao động, người cao tuổi đã bất ngờ vì đã được tiêm ngừa Covid-19 nhanh chóng. Một số người bạn tôi cũng là dân ngụ cư ở TP Hồ Chí Minh cách đây vài tuần từng “kêu” rằng bao giờ mình đến lượt tiêm vắc xin thì nay đều đã được tiêm, và mẹ của họ trên 70 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được tiêm.

Vậy mà những kẻ ở ngoài Việt Nam, những kẻ không biết gì về Việt Nam hoặc cố tình đổi trắng thay đen thì vẫn ra rả “bàn về cách chống dịch ở Việt Nam”, kích động bi kịch hóa “Li nông, li hương”, tự tưởng tượng ra “thảm kịch nhân đạo”…! Nhưng thực tế đã bóc trần những kẻ “bổn ác” này.

3. Về thực tế tổng thể, sau hơn 35 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định vai trò, vị thế của mình trong phát triển kinh tế – xã hội.

Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỷ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học – công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Tổ chức công đoàn đã sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động đem lại lợi ích tinh thần và vật chất cho người lao động như chăm lo phúc lợi, tổ chức các chương trình Tết sum vầy, quà tết, thiết chế công đoàn, góp sức giải quyết các vấn đề về nhà ở, nhà trẻ, trường mầm non, nhà văn hóa… và không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động.

Trước đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lúc khi đang là Thủ tướng đã tổ chức gặp gỡ đối thoại và giải quyết những vấn đề mà công nhân, giới lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy đề xuất. Đối với các cấp liên đoàn lao động đã lấy mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta thấy càng trong khó khăn càng thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo và phẩm chất con người, càng xuất hiện nhiều việc tử tế. Trong những ngày diễn biến dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và công nhân, người lao động thì Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền đã luôn lắng nghe, giải quyết việc cung cấp lương thực, thực phẩm đầy đủ cho người lao động nghỉ việc giãn cách xã hội, triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn dân, các lực lượng công đoàn và tình nguyện xã hội huy động các nguồn lực hỗ trợ những người lao động khó khăn, tạo điều kiện cho mọi người dân được an toàn, lan tỏa phong trào “Bữa cơm yêu thương”, các Siêu thị 0 đồng và rất nhiều tổ chức, cá nhân, việc làm thiện nguyện chia sẻ yêu thương, hỗ trợ người khó khăn và hỗ trợ nhau trong vùng tâm dịch.

Chính bài viết BBC cũng thừa nhận ngay trong năm 2020, khi dịch Covid bùng phát khắp nơi trên thế giới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn cao ở mức quãng 2,7%, đó là một thành tích mà chỉ vài nước trên thế giới đạt được. Đầu năm 2021 Ngân hàng Phát triển Á châu dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở mức 6,7%, nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid cũng còn được ở mức 5,8%.

Thiện lương và xây dựng đã thắng và sẽ chiến thắng ! Xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong đại dịch càng thấy rõ tình người, chia sẻ yêu thương và trách nhiệm chung sức ngăn chặn đại dịch thành công đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường, phát triển mới…/.

Trần Lê Minh/HSV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *