CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Phản biện xã hội là sự tham gia đóng góp ý kiến của các cá nhân tổ chức nhằm góp phần hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thiết thực của các chính sách, pháp luật phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh những ý kiến phản biện xã hội tích cực, mang tính xây dựng của những tổ chức, nhân có trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và xã hội thì cũng xuất hiện một số tổ chức, cá nhân vì động cơ chính trị không trong sáng đã lợi dụng việc phản biện xã hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội. Chúng thường tập trung vào một số phương thức, thủ đoạn và biểu hiện cụ thể sau đây:

Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa ra những lập luận, những tư tưởng kích động, xuyên tạc chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Thủ đoạn thường dùng của chúng là viết “thư ngỏ” gửi Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng để đề đạt những vấn đề mang tính yêu sách phục vụ cho mục đích chính trị của chúng. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn đăng tải trên mạng xã hội các bài viết có nội dung xuyên tạc công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp; thổi phồng, phóng đại những những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm của chính quyền, rồi quy kết nguyên nhân là do “chế độ độc tài một Đảng”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân” Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 về “Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội”. Qua đó, cho thấy Đảng ta luôn tạo điều kiện để các giai tầng trong xã hội tham gia góp ý xây dựng Đang, xây dựng chính quyền. Điều này được thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng, ban hành Hiến pháp và các chính sách, pháp luật. Mỗi lần, trước khi ban hành chủ trương hoặc chính sách mới, các cơ quan chức năng đều công khai các dự thảo văn bản để xin ý kiến góp ý của nhân dân để tiếp thu, hoàn chỉnh.

Do vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo, thận trọng, trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận diện được âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội gây nhiễu thông tin, chống phá đất nước của các thế lực xấu; không tiếp tay cho những kẻ lợi dụng danh nghĩa phản biện xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước dẫn đến vi phạm pháp luật của Nhà nước.

(CT)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *