CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU!

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam, các tôn giáo luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với đồng bào các tôn giáo khác, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã anh dũng nằm xuống cho đất nước đứng lên. Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, đồng bào Công giáo tiếp tục kề vai cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao vị thế con người và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Dù vậy, vẫn có không ít kẻ tuy trên mình khoác áo nhà sư song lại hành xử đi ngược lại những lời răn của Chúa. Cùng với những cái tên “đình đám” như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… Phêrô Phan Văn Lợi là một kẻ như thế!

Từng phải ngồi tù 07 năm về tội “tuyên truyền phản cách mạng”, song sau khi mãn hạn tù, Phan Văn Lợi vẫn không chịu thay đổi để sống đúng với lời răn của Chúa mà y vẫn chứng nào tật ấy, âm thầm, lén lút, cấu kết với một số phần tử cực đoan phát biểu, soạn thảo, in ấn, tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Mới đây trên một số trang mạng xã hội, Phan Văn Lợi đăng tải bài viết “cảm nghĩ nhân lễ Giáng sinh 2023” với những lời lẽ sai trái, xuyên tạc chế độ, cho rằng “… những kẻ nắm quyền chính trị giành lấy hầu hết mọi tự do để bắt toàn dân phải làm nô lệ…”, “…chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người”, “công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm trí bị trấn áp, tiêu diệt”… Đây hoàn toàn là luận điệu sai trái của kẻ chống phá bất chấp thực tế khách quan!

Thực tế là Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự nhất quán về nội dung quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992; đồng thời, bổ sung nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với tình hình mới của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay để từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Với các công ước quốc tế về quyền con người đã tham gia, Việt Nam cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền. Bên cạnh về đích sớm nhất 5 trong tổng số 8 Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), Việt Nam đã xây dựng được Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước. Việt Nam đang trở thành hình mẫu trong việc tiên phong cam kết và thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc, được quốc tế đánh giá cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng 45,8% trong giai đoạn 1990 – 2019, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Với những thành tựu đạt được trong việc bảo đảm nhân quyền, Việt Nam đã được toàn thể Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đề cử với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Có thể thấy, việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 chính là minh chứng rõ nét cho nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, đồng thời, khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa đất nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Đảng ta chỉ rõ: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”…

Dân gian ta có câu “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Những kẻ thân là người của Chúa song không những cố tình phớt lờ mà còn thực hiện các hành vi đi ngược lại lời răn dạy của Chúa như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Phan Văn Lợi… đã bôi lem hình ảnh của những người Công giáo chân chính. Hành động này đáng bị lên án mạnh mẽ!

H.X.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *