Điểm hẹn lại lên: HRW và trò lố quen thuộc tố cáo Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền!
Mới đây, các nhà đài thiếu thiện chí nếu không muốn nói là thù địch với Việt Nam đồng loạt đưa tin hôm 13/01 vừa qua, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) công bố bản Báo cáo Thế giới năm 2021 (World Report 2021) dày tới 761 trang. Theo báo cáo của tổ chức này, “chính quyền Hà Nội đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2020, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội” và “Việt Nam lo sợ dân chủ, truyền thông độc lập và các quyền tự do”. Tại đây, HRW tiếp tục bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ súy tuyên truyền chống phá đất nước và những thành quả đổi mới của toàn dân tộc Việt Nam, trong đó nổi lên những cái tên “cộm cán” như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Thị Đoan Trang… Lại là trò tấu hài quen thuộc “đến hẹn lại lên” không mệt mỏi của HRW! Vậy đâu mới là sự thật?
Có phải Việt Nam đang “gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2020, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội”?
Sự thật là: Ở Việt Nam không có việc “nhà hoạt động và bất đồng chính kiến”, “những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản” bị bắt giữ và xét xử mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam mới bị bắt giữ, truy tố và xét xử mà thôi. Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Thị Đoan Trang… đều là những kẻ thường xuyên lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng mạng xã hội để đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, gây rối an ninh, trật tự… Ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào trên thế giới thì các hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh.
Việc HRW cố tình đánh giá sai lệch hoàn toàn về tình hình nhân quyền Việt Nam, cố tình bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam là đã can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền, vi phạm các quy chuẩn quốc tế. Điều 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại hội đồng Liên hợp quốc quy định: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền. Thể chế chính trị ở Việt Nam là do lịch sử, dân tộc, nhân dân Việt Nam lựa chọn, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc, được quốc tế, các quốc gia và các tổ chức chính thức thừa nhận, tôn trọng. Vì vậy, không một quốc gia, tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và HRW cũng không phải ngoại lệ.
Có phải “Việt Nam lo sợ dân chủ, truyền thông độc lập và các quyền tự do”?
Sự thật là: Quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam bảo đảm. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và các văn bản luật. Mọi công dân có quyền bình đẳng, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 64 triệu người dân đang dùng Internet chiếm 66% dân số; có 62 triệu người dùng sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo…) với mục đích sinh kế, học tập, giải trí, biểu đạt và thực hiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến với các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng… Người dân Việt Nam có quyền tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google… Tuy nhiên, thực hiện quyền con người, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc tự do quá trớn, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác và tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam. Các nội dung xấu, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc và xâm phạm an ninh quốc gia đương nhiên phải bị gỡ bỏ, xử lý. Điều đó là hoàn toàn bình thường và không có gì phải bàn cãi. Quy định trên phù hợp với thông lệ quốc tế. Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải tuân theo để bảo đảm lợi ích chung cũng như để quyền con người, nhất là quyền được tiếp cận thông tin sạch được thực hiện đầy đủ. Theo thống kê, hiện có khoảng 20 quốc gia trên thế giới có quy định này, điển hình như Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… Vậy tại sao HRW – một tổ chức mang danh quốc tế lại nhằm vào Việt Nam với những cáo buộc hàm hồ như vậy?
Nhân Văn